Cho trẻ tới bể bơi công cộng vào mùa hè cần lưu ý điều gì?

Ngày đăng: 08-04-2021 08:50 | Danh mục: Tập Luyện
Bơi lội là môn thể thao ưa thích của rất nhiều người từ người lớn đến trẻ nhỏ đặc biệt trong những ngày hè nóng nực. Các bể bơi mùa hè luôn trong trạng thái quá tải. Vậy mùa hè đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì?

1. Trước khi đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì?

Chắc chắn rằng điều đầu tiên bạn nên lựa chọn là hồ bơi có nguồn nước sạch, không quá đông người. Khi bể bơi dành cho rất nhiều người, đồng nghĩa với việc khi bơi mỗi người đều có thể để lại một chút da chết, tóc, hóa mỹ phẩm, các mầm bệnh đang mang theo, vi khuẩn và ký sinh trùng và thậm chí là một lượng nước tiểu. Hóa chất clo trong bể bơi dùng để khử trùng những chất độc hại trên nhưng chưa chắc đạt hiệu quả tốt nhất. Do vậy, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh ngoài da, đau mắt, đỏ, bệnh vùng kín. Đồng thời, bạn cũng không nên đi bơi khi trên người có vết thương hở. Tắm tráng trước khi xuống nước cũng là một cách giữ vệ sinh chung có lợi cho mình và mọi người đó.

Tiếp theo bạn nhớ là không nên ăn quá no. Nếu bạn ăn quá no trước khi đi bơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác ì ạch, khó chịu, gây nên cảm giác uể oải, đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình bơi lội. Nên ưu tiên các món ăn chế biến từ rau, củ, quả thay vì các món ăn chế biến từ đạm, thịt, chất béo, tinh bột, đồ ăn nhanh và ăn trước khi bơi ít nhất 1 tiếng.

Nếu lựa chọn bơi ở bể bơi ngoài trời, đừng quên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia cực tím và sự tấn công của ánh nắng mặt trời khiến da bị sạm đen, cháy nắng. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại kem chống nắng không thấm nước mới mang lại hiệu quả chứ không phải loại kem chống nắng thông thường. Hãy thoa kem chống nắng trước 30 phút khi đi bơi và nên chọn loại kem có chỉ số SPF mức 30 hoặc 50, để đạt hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị các vật dụng bơi cần thiết như đồ bơi, kính, mũ, phao (ván) bơi, nút tai là cực kì quan trọng. Bạn không nên coi thường việc đeo mũ và kính bơi do nước bể bơi luôn có chứa một lượng hóa chất nhất định đặc biệt là hóa chất clo có thể khiến cho tóc bị xơ, khô, rối và không tốt cho mắt. Và bạn cũng đừng quên khởi động 10 - 15 phút trước khi bơi nữa. Nên áp dụng một số bài tập vận động tay chân cổ để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trạng mệt mỏi, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn nguy hiểm như chuột rút, vọp bẻ, chứng co cơ, cảm lạnh. Ngoài ra, bạn nên mang theo một bình nước để bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Bơi lội khiến cơ thể có thể bị khử nước nên bổ sung nước để tránh rơi vào tình trạng khát nước bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mệt mỏi và dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc.

2. Trong khi đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì?

Khi bơi, bạn nên phối hợp các động tác nhẹ nhàng, chính xác, thoải mái. Nếu cảm thấy đã mệt, mỏi cơ hay động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng thì lúc này bạn cần nghỉ ngơi. Khi cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát. Lúc này, bạn nên giảm dần tốc độ, bơi lại gần bờ và thả lỏng toàn thân một chút rồi lên bờ.

Khi đang bơi, nếu bị chuột rút bạn cần bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút. Khi thấy tình hình ổn hơn thì báo cho người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ đến giúp đỡ đưa lên bờ.

Nếu bạn là người mới tập bơi thì nên bắt đầu ở chỗ nước không quá sâu, ngang ngực để khi gặp sự cố, vẫn kịp đứng lên, thò mũi trên mặt nước mà thở. Bạn nên tập ở góc bể, tránh bơi cắt ngang bể làm ảnh hưởng đến những người đã bơi thạo

3. Sau khi đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì

Sau khi bơi xong, bạn có thể lên bờ và nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý nên “tắm, gội vùng kín” cẩn thận (có thể sử dụng dung dịch vệ sinh) để tránh nguy cơ bị “tấn công” bởi hóa chất, vi khuẩn, virus và những mầm bệnh ẩn họa. Lau khô người và mặc quần áo ngay trong phòng. Cần đặc biệt chú ý lau khô tai, mũi, mắt (có thể nhỏ thuốc nếu cần thiết). Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các biện pháp dưỡng da và tóc như dùng dầu xả làm mềm tóc, sử dụng mặt nạ dưỡng da...

Sau khi bơi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng vì vậy bạn cần bù đắp lượng nước đều đặn, đầy đủ cho cơ thể. Trường hợp mệt, bạn nên uống một cốc trà đường nóng hoặc nước chanh muối mật ong. Sau khi bơi cơ thể mất đi một lượng lớn calo, vì vậy cảm giác đói bụng là điều dễ hiểu nhưng bạn không được phép “chiều vị giác” mà ăn quá no, như thế dễ tăng cân nhanh chóng.

4. Những điều có thể bạn chưa biết khi đi bơi công cộng

Những điều sau đây sẽ giúp bạn phần nào có thêm thông tin về đi bơi công cộng cần lưu ý những điều gì.

Chất lượng nước trong bể bơi bao hàm lượng lớn nguồn gốc các chất kích thích gây ra bệnh viêm mũi. Nếu thể chất thuộc dạng dễ bị dị ứng, có thể uống các loại thuốc phù hợp ở thời điểm trước và sau khi bơi, thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả, đồng thời có thể đeo thêm các vật dụng phòng hộ, tránh nước vào khoang mũi. Lúc bị sặc nước nhất định không được ra sức xì mũi, nếu không sẽ gây giãn mao mạch, những thứ bẩn sẽ qua đường tai đi thẳng vào bên trong tai giữa gây ra viêm. Sau khi bơi nên xì mũi vài cái, cũng có thể dùng nước muối rửa sạch mũi, giảm bớt nước tiêu độc kích thích bị bám vào mũi trong bể bơi.

Khi bơi tốt nhất nên đeo kính bơi. Mắt là bộ phận rất mềm yếu và dễ bị tổn thương trên cơ thể chúng ta, các vi sinh vật mang mầm bệnh ở trong bể nước rất dễ xâm hại bộ phận mắt, hơn nữa các loại dịch chất khử độc trong hồ bơi cũng kích thích vào kết mạc mắt, dẫn đến tình trạng viêm. Nếu sau khi bơi thấy mắt bị đau rát hoặc có cảm giác khó chịu, có thể dùng đến thuốc nhỏ mắt, đề phòng mắt bị lây nhiễm bệnh. Nước vào mắt cũng đừng dùng tay dụi, mà hãy dùng nước tinh khiết rửa ngay. Trong mùa dịch đau mắt đỏ cao điểm tháng 6 đến tháng 8, cần đặc biệt chú ý bảo vệ bộ phận mắt của mình.

Ngay cả hồ bơi đã qua khử độc, nhưng vi khuẩn trong đó vẫn không thể diệt sạch hết được. Vi khuẩn thông qua khoang miệng đi vào đường hô hấp, đường tiêu hóa, sau đó gây ra lây nhiễm.

Đặc biệt là khi sức đề kháng cơ thể xuống thấp, khi niêm mạc miệng có vết thương hoặc xuất hiện tình trạng viêm, thì càng dễ bị lây nhiễm, chân răng bị hở và sưng tấy thậm chí bị loét khoang miệng. Sau khi bơi nên lập tức dùng nước sạch đánh răng và súc miệng lại ngay.

Trong điều kiện cho phép, có thể dùng nước súc miệng khử độc tố. Trước khi súc miệng, không được uống nước hoặc ăn đồ ăn. Đề phòng vi sinh vật mang mầm bệnh đi theo đường ăn uống tiến vào bên trong dạ dày gây ra lây nhiễm.

Chat zalo