Phần II: Luật thi đấu cầu lông cho người mới

Ngày đăng: 17-11-2015 11:11 | Danh mục: Tập Luyện
Tiếp Phần I: Cùng tìm hiểu luật thi đấu cầu lông được quy chuẩn trên toàn thế giới. Khi đó bạn biết được những luật cơ bản thi đấu trên sân, để trận đấu được diễn ra tốt và công bằng

6. TUNG ĐỒNG XU BẮT THĂM:

6.1. Trước khi trận đấu bắt đầu, việc tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi đấu được thực hiện, và bên được thăm sẽ tùy chọn Luật 6.1.1. hoặc 6.1.2:

  6.1.1. Giao cầu trước hoặc nhận cầu trước;

  6.1.2. Bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân.

  6.2. Bên không được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.
 Luật thi đấu cầu lông 

7. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM:

7.1. Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp xếp cách khác (phụ lục 2 và 3 chương 1B phần II)

7.2. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trường hợp ghi ở Luật 7.4 và 7.5.

7.3. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi một điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài
cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ.

7.4. Nếu tỉ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó.

7.5. Nếu tỉ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ thắng ván đó.

7.6. Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp.

Tham kh
ảo : Vợt cầu lông dành cho thi đấu

8. ĐỔI SÂN:

8.1. Các VĐV sẽ đổi sân:

  8.1.1. Ở cuối ván đầu tiên;

  8.1.2. Cuối ván hai nếu có thi đấu ván thứ ba; và

  8.1.3. Trong ván thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước.

8.2. Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện như nêu ở Luật 8.1, thì các VĐV sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong  cuộc. Tỉ số hiện có vẫn giữ nguyên.
 

9. GIAO CẦU:
9.1. Trong một quả giao cầu đúng:

  9.1.1. Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu qua giao cầu (Luật 9.2) sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;

  9.1.2. Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau (sơ đồ A) mà không chạm biên của các ô giao cầu này;

    9.1.2.1. Trong Cầu lông khuyết tật, Nội dung xe lăn và Nội dung đứng thi đấu nửa sân, Sơ đồ D và F, tương ứng, được áp dụng

  9.1.3. Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu            (Luật 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi (Luật 9.3);

    9.1.3.1. Trong thi đấu xe lăn, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quả giao cầu, xe lăn của người giao cầu và người nhận cầu phải đứng yên một chổ, ngoại trừ các chuyển động tự nhiên của xe lăn người giao cầu,

  9.1.4. Vợt của người giao cầu phải đánh đầu tiên vào đế cầu;

  9.1.5. Toàn bộ quả cầu phải dưới eo của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Eo được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu;

    9.1.5.1. Trong thi đấu xe lăn, toàn bộ quả cầu phải nằm phía dưới nách của người giao cầu khi được đánh bởi vợt của người giao cầu;

  9.1.6. Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải chỉ hướng xuống dưới;

  9.1.7. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu (Luật 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi (Luật 9.3);

  9.1.8. Đường bay của quả cầu sẽ đi hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại, nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu (có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); 

  9.1.9. Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.

9.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên về phía trước của đầu vợt của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.

9.3. Khi đã bắt đầu (Luật 9.2), quả giao cầu được giao khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc, khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả cầu.

9.4. Người giao cầu sẽ không giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng. Tuy nhiên, người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.

9.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu (Luật 9.2, 9.3), các đồng đội có thể đứng bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phương.
 

10. THI ĐẤU ĐƠN:

10.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

  10.1.1. Các VĐV sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.

  10.1.2. Các VĐV sẽ giao cầu từ, và nhận cầu trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.

  10.1.3. Trong Cầu lông khuyết tật, Nội dung đứng thi đấu nửa sân, người nhận cầu và người giao cầu sẽ nhân và giao trong ô giao cầu tương ứng của họ

10.2. Trình tự trận đấu và vị trí trên sân:
Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Luật 15).

10.3. Ghi điểm và giao cầu:

  10.3.1. Nếu người giao cầu thắng pha cầu (Luật 7.3), người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.

  10.3.2. Nếu người nhận cầu thắng pha cầu (Luật 7.3), người nhận cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao cầu mới.
 

11. THI ĐẤU ĐÔI:

11.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

  11.1.1. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.

  11.1.2. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi bên họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.

  11.1.3. VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng của người nhận cầu.

  11.1.4. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.

  11.1.5. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.

  11.1.6. Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Luật 12.

11.2. Thứ thự đánh cầu và vị trí trên sân:
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Luật 15).

11.3. Ghi điểm và giao cầu:

  11.3.1. Nếu bên giao cầu thắng pha cầu (Luật 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.

  11.3.2. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu (Luật 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới.

11.4. Trình tự giao cầu:

Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng chuyển tuần tự:
  11.4.1. Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải,

  11.4.2. Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái,

  11.4.3. Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên,

  11.4.4. Đến người nhận cầu đầu tiên,

  11.4.5. Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế …

11.5. Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Luật 12.

11.6. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.

==> Còn tiếp: Phần III.Luật thi đấu cầu lông cho người mới

Chat zalo