Phần III: Luật thi đấu cầu lông cho người mới

Ngày đăng: 18-11-2015 11:12 | Danh mục: Tập Luyện
Trong quá trình thi đấu các vận động viên thường vi phạm một số lỗi sau: Giao cầu không đúng, quả cầu lông không trong cuộc. “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô (nếu không có Trọng tài chính) để ngừng thi đấu...

12. LỖI  Ô GIAO CẦU:

12.1. Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV:

   12.1.1. Đã giao hoặc nhận cầu sai phiên; hay
   12.1.2. Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.

12.2   Nếu một lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa, và điểm số hiện có vẫn giữ nguyên.
 
Lu
ật thi đấu cầu lông

13. LỖI:

Sẽ là “Lỗi”:
13.1. Nếu giao cầu không đúng luật (Luật 9.1);

13.2. Nếu khi giao cầu, quả cầu:

   13.2.1. Bị mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới;
   13.2.2. Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; hoặc
   13.2.3. Được đánh bởi đồng đội người giao cầu.

13.3. Nếu trong cuộc, 
quả cầu lông thi đấu :

   13.3.1. Rơi ở ngoài các đường biên giới hạn của sân (có nghĩa là không ở trên hay không ở trong các đường biên giới hạn đó);
   13.3.2. Bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới;
   13.3.3. Không qua trên lưới;
   13.3.4. Chạm trần nhà hoặc vách;
   13.3.5. Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV;
     13.3.5.1. Trong Cầu lông khuyết tật,  xe lăn hoặc nạng được coi là một phần cơ thể của người chơi
   13.3.6. Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân;
(Khi cần thiết do cấu trúc của nơi thi đấu, thẩm quyền cầu lông địa phương có thể, dựa vào quyền phủ quyết của Liên đoàn thành viên của mình, áp dụng luật địa phương cho trường hợp cầu chạm chướng ngại vật).
   13.3.7. Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh;
   13.3.8. Được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh. Tuy nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới của vợt thì không là một “Lỗi”;
  13.3.9. Được đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc
  13.3.10. Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phương;

 Luật thi đấu cầu lông

13.4. Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV:

   13.4.1. Chạm vào lưới, các vật chống đỡ lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo;
   13.4.2. Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trường hợp người đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh sau điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lưới của phần sân người đánh;
   13.4.3. Xâm phạm sân của đối phương bên dưới lưới bằng vợt hay thân mình mà làm cho đối phương bị cản trở hay mất tập trung; hoặc
   13.4.4. Cản trở đối phương, nghĩa là ngăn không cho đối phương thực hiện một cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lưới;
   13.4.5. Làm mất tập trung đối phương bằng bất cứ hành động nào như la hét hay bằng cử chỉ;
   13.4.6. Trong Cầu lông xe lăn,
     13.4.6.1. tại thời điểm tàu con thoi là hit không có phần thân cây của các cầu thủ tiếp xúc với chỗ ngồi của xe lăn.
     13.4.6.2.  nếu cố định một chân để gác chân bị mất.
     13.4.6.3.  trong quá trình chơi, người chơi chạm vào sàn với bất kỳ phần nào của bàn chân.


13.5. Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần theo Luật 16.
 

14. GIAO CẦU LẠI:

14.1. “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô (nếu không có Trọng tài chính) để ngừng thi đấu.

14.2. Sẽ là “Giao cầu lại” nếu:

   14.2.1. Người giao cầu giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng (Luật 9.4);
   14.2.2. Trong khi giao cầu, cả người giao cầu và người nhận cầu cùng phạm lỗi;
   14.2.3. Sau khi quả giao cầu được đánh trả, quả cầu bị:
      14.2.3.1. Mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới, hoặc
      14.2.3.2. Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới;
   14.2.4. Khi cầu trong cuộc, quả cầu bị sút ra, đế cầu tách rời hoàn toàn khỏi phần còn lại của quả cầu;
   14.2.5. Theo nhận định của Trọng tài chính, trận đấu bị làm gián đoạn hoặc một VĐV của bên đối phương bị mất tập trung bởi Huấn luyện viên của bên kia;
   14.2.6. Nếu một Trọng tài biên không nhìn thấy và Trọng tài chính không thể đưa ra quyết định; hoặc
   14.2.7. Trường hợp bất ngờ không thể lường trước xảy ra.

14.3. Khi một quả “Giao cầu lại” xảy ra, trận đấu từ lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, và VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.
 

15. CẦU KHÔNG TRONG CUỘC:

Một quả cầu là không trong cuộc khi:

15.1. Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh;
15.2. Chạm mặt sân; hoặc
15.3. Xảy ra một “Lỗi” hay một quả “Giao cầu lại”.
 

16. THI ĐẤU LIÊN TỤC, LỖI TÁC PHONG ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC HÌNH PHẠT:

16.1. Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc, ngoại trừ như cho phép ở các Luật 16.2, 16.3 và xe lăn ở luật 16.5.3.
16.2. Các quãng nghỉ:
   16.2.1. Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm trước; và
   16.2.2. Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba được cho phép trong tất cả các trận đấu.
(Đối với trận đấu có truyền hình, trước khi trận đấu diễn ra, Tổng trọng tài có thể quyết định các quãng nghỉ nêu ở Luật 16.2 là bắt buộc và có độ dài cố định cho phù hợp).

16.3. Ngừng thi đấu:
   16.3.1. Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài chính có thể cho ngưng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết.
   16.3.2. Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị Trọng tài chính cho ngưng thi đấu.
Việc sửa chữa cho Xe lăn có thể được coi là một hoàn cảnh đặc biệt
   16.3.3. Nếu trận đấu được ngưng, tỉ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu sẽ tiếp tục trở lại từ tỉ số đó.

16.4. Trì hoãn trong thi đấu:

   16.4.1. Không trường hợp nào trận đấu được trì hoãn để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo.
   16.4.2. Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu.

16.5   Chỉ đạo và rời sân

   16.5.1. Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Luật 15), thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo.
   16.5.2. Trong một trận đấu, không một VĐV nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở Luật 16.2.
   16.5.3. Trong nội dung  xe lăn, vận động viên có thể được phép rời khỏi sân trong một khoảng thời gian nghĩ bổ sung ở một trận đấu để thăm đai ồng. Người chơi sẽ được đi kèm với một Tổng trọng tài.

16.6. Một VĐV không được phép:

   16.6.1. Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu;
   16.6.2. Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu;
   16.6.3. Có tác phong thái độ gây xúc phạm; hoặc
   16.6.4. Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông.

16.7. Xử lý vi phạm:

   16.7.1. Trọng tài chính sẽ áp dụng luật đối với bất cứ vi phạm nào về các Luật 16.4.1, 16.5.2, hay 16.6 bằng cách:
     16.7.1.1. Cảnh cáo bên vi phạm;
     16.7.1.2. Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục; hoặc
   16.7.2. Trong trường hợp vi phạm hiển nhiên, các vi phạm liên tục, hoặc vi phạm Luật 16.2, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm.
 

17. CÁC NHÂN VIÊN VÀ NHỮNG KHIẾU NẠI:

17.1. Tổng trọng tài là người chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hay một nội dung thi đấu mà trận đấu là một phần trong đó.

17.2. Trọng tài chính, khi được bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và khu vực sát xung quanh. Trọng tài chính sẽ báo cáo cho Tổng trọng tài.

17.3. Trọng tài giao cầu sẽ bắt các lỗi giao cầu của người giao cầu nếu có xảy ra (Luật 9.1.2 đến 9.1.8).

17.4. Trọng tài biên sẽ báo hoặc quả cầu “Trong” hay “Ngoài” đường biên của người đó phụ trách.

17.5. Quyết định của một nhân viên sẽ là quyết định sau cùng về mọi yếu tố nhận định xảy ra mà nhân viên đó có trách nhiệm, ngoại trừ nếu, theo nhận định của Trọng tài chính hoàn toàn chắc chắn rằng Trọng tài biên đã có quyết định sai, khi đó Trọng tài chính sẽ phủ quyết Trọng tài biên.

17.6. Một Trọng tài chính sẽ:

   17.6.1. Thi hành và duy trì luật cầu lông, và đặc biệt hô kịp thời “Lỗi” hoặc “Giao cầu lại” nếu có tình huống xảy ra;
   17.6.2. Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp, nếu khiếu nại đó được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được giao;
   17.6.3. Đảm bảo các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn tiến của trận đấu;
   17.6.4. Bổ nhiệm hay thay đổi các Trọng tài biên hoặc Trọng tài giao cầu khi có hội ý với Tổng trọng tài;
   17.6.5. Ở vị trí trên sân thiếu nhân viên phụ trách, thì bố trí để thi hành các trách nhiệm này;
   17.6.6. Ở vị trí mà nhân viên được bổ nhiệm bị che mắt, thì thực hiện các trách nhiệm của nhân viên này, hoặc cho “Giao cầu lại”;
   17.6.7. Ghi nhận và báo cáo với Tổng trọng tài về tất cả các vấn đề có liên quan đến Luật 16; và
   17.6.8. Trình cho Tổng trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết thỏa đáng về luật mà thôi. (Những khiếu nại như thế phải được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được đánh, hoặc nếu ở cuối trận đấu, thì phải thực hiện trước khi bên khiếu nại rời sân).


>> 

>> 

The End
 
Chat zalo