Mục lục bài viết
- Khung giờ “đèn đỏ” cần chú ý đối với người tập thể thao
- Luyện tập thể thao 30 phút là thích hợp nhất
- Bổ sung nước trước và sau khi tập thể thao
- Sau khi tập thể thao không nên tắm nước lạnh ngay
- Sau khi tập thể thao không nên ăn, uống những thứ để trong tủ lạnh
- Thay áo sau khi luyện tập thể thao
- Ưu tiên các môn thể thao ở trong nhà, dưới nước
Khung giờ “đèn đỏ” cần chú ý đối với người tập thể thao
Trong ngày hè nắng nóng, người tập cần lưu ý cường độ và thời điểm tập luyện. Không tập thể thao vào những thời điểm nóng nhất trong ngày. Trước và sau buổi trưa là lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Trong đó khung giờ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều được xem là khung giờ nguy hiểm. Nếu có tập, chỉ nên tập trước 9 giờ sáng và sau 16 giờ chiều.
Ngoài đi bơi ra, không nên rèn luyện vào buổi trưa để tránh bị say nắng. Tia tử ngoại có trong ánh nắng mùa hè thường rất mạnh. Nếu phơi nắng trong thời gian dài da sẽ bị cháy nắng. Tia tử ngoại còn có thể xuyên qua da và xương, gây tổn hại đến não, võng mạc và con ngươi mắt.
Luyện tập thể thao 30 phút là thích hợp nhất
Chúng ta cũng không nên tập với thời gian quá dài. Chỉ nên tập khoảng 20-30 phút rồi nghỉ giải lao. Không nên tập liên tục quá 60 phút để tạo cho cơ thể cơ hội thải bớt nhiệt trước khi tập tiếp. Tập thể thao sẽ làm ra nhiều mồ hôi.
Đối với những người bình thường, mỗi ngày kiên trì tập luyện từ 30-45 phút là được. 30 phút là thời gian tốt nhất. Còn những người muốn giảm béo, có thể kéo dài thời gian tập luyện đến khoảng 40 phút.
Ngoài ra, mặc dù giảm cân vào mùa hè sẽ có hiệu quả rõ rệt nhưng nếu chỉ tập luyện mà không chú ý kết hợp ăn uống thì sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Bởi trong thời tiết nóng ẩm của mùa hè, bản thân năng lượng cơ thể tự tiêu hao rất lớn, nếu không chú ý sẽ dễ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể xuống thấp, sức đề kháng yếu hơn.
Bổ sung nước trước và sau khi tập thể thao
Mùa hè đã làm cơ thể nóng và ra nhiều mồ hôi cho nên chúng ta cần điều hoà để tránh cho tổng lượng nước cơ thể đào thải ra quá lớn. Tránh nắng nóng gay gắt là điều cần làm để hạn chế lượng mồ hôi bị mất gây ra trạng thái rối loạn cân bằng do mất nước và mất muối. Điều này làm cơ thể rất mệt mỏi và có thể bị chuột rút.
Bổ sung nước trước và sau khi chơi thể thao (Ảnh: Internet)
Trong những ngày nắng nóng, trước khi vận động 30 phút, nên uống ít nhất hai cốc nước để chống mất nước cho cơ thể. Trong quá trình tập thể thao, bất kể khi nào cảm thấy khát, chúng ta có thể uống một ngụm nhỏ. Lượng nước này không gây ra “xóc” bụng mà giúp bổ sung nước kịp thời. Loại nước tốt nhất không phải là loại nước công nghiệp, đắt tiền mà chỉ đơn giản là nước đường muối với công thức tương tự như nước oresol.
Nếu thời gian tập luyện ở ngoài trời quá 30 phút thì cần bổ sung nước muối nhạt hay nước muối sinh lý trong quá trình tập.
Lưu ý, bổ sung quá nhiều nước sau khi tập luyện không những không có lợi cho hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa mà còn tăng thêm gánh nặng cho tim. Uống nhiều nước sau khi vận động sẽ làm cho cơ thể ra càng nhiều mồ hôi. Đồng thời lượng muối mất đi càng nhiều sẽ dễ gây ra chuột rút, co giật.
Trong thời gian vận động người tập nên chú ý ăn uống. Thông thường trước khi tập luyện, chúng ta nên ăn một chút lương thực hoặc hoa quả để bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể. Sau khi vận động xong, nên ăn nhiều trứng gà, cá, thịt nạc để bổ sung thêm protein.
Sau khi tập thể thao không nên tắm nước lạnh ngay
Bởi vì tập luyện trong mùa hè, nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên rất nhanh. Mạch mao dưới da sẽ giãn ra để giúp cho cơ thể tỏa nhiệt. Đột nhiên gặp nước lạnh, khiến cho các lỗ chân lông co lại rất nhanh. Điều này dễ gây rối loạn các nội tạng trong cơ thể. Sự điều tiết nhiệt độ trong cơ thể của não bộ không bình thường, dẫn đến bị ốm.
Sau khi tập thể thao không nên ăn, uống những thứ để trong tủ lạnh
Luyện tập khiến cho một lượng máu lớn dẫn đến các cơ bắp và dưới da, còn hệ thống tiêu hóa thì lại ở trong trạng thái thiếu máu. Ăn nhiều đồ ướp lạnh làm hạ thấp nhiệt độ trong dạ dày, loãng dịch trong dạ dày. Nếu nhẹ thì bị đầy bụng, nặng thì dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.
Thay áo sau khi luyện tập thể thao
Luyện tập trong mùa hè nhất định là ra nhiều mồ hôi, áo hầu như là ướt đẫm mồ hôi. Có một số người cho là mình khỏe mạnh không cần phải thay áo, mặc một lúc là khô, như vậy rất dễ bị viêm khớp hoặc thấp khớp.
Ưu tiên các môn thể thao ở trong nhà, dưới nước
Mùa hè, do ảnh hưởng lớn của ánh nắng mặt trời, nhiều môn thể thao không thích hợp tập ngoài trời để tránh bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại đồng thời việc chọn tập luyện trong nhà cũng có thể bảo vệ được cho da không bị tổn thương.
Bơi là một môn thể thao luyện tập sức khỏe tốt nhất trong mùa hè. Nó không những có thể đạt được mục đích luyện tập sức khỏe toàn thân mà còn có tác dụng giảm nhiệt. Ngoài ra, yoga, tập thể hình, luyện tập thể dục bằng các dụng cụ thể thao… đều là các hình thức luyện tập sức khỏe trong nhà rất tốt.
Yoga – hình thức tập thể thao trong nhà rất tốt (Ảnh: Internet)
Vào buổi sáng, khi mặt trời chưa quá nắng gắt, một số vận động rất có ích cho cơ thể. Có thể kể đến như: chạy bộ, đi bộ, tennis, đạp xe đạp… Thời gian tập luyện này còn có tác dụng trợ giúp máu tuần hoàn. Còn vận động buổi chiều có tác dụng trợ giúp cho giấc ngủ.
Nếu vận động ngoài trời, tốt nhất là nên đeo kính đen, mũ chống nắng, bôi kem chống nắng… Đồng thời mang theo dầu gió, thuốc để phòng chống cảm nắng, say nắng.
Bôi kem chống nắng khi tập thể thao (Ảnh: Internet)
Chạy dài, bóng đá là môn thể thao không nên tập liên tục và kéo dài trong những ngày nắng gắt.
Cuối cùng, hãy tập thể thao vừa sức. Mùa hè nắng nóng rất dễ khiến chúng ta đột quỵ do đuối sức. Dừng tập khi cảm thấy mệt hoặc khi thấy quá sức. Ngày mùa hè, hai thời điểm có lợi với người tập thể thao là sáng sớm và chiều mát. Đặc biệt là tập thể thao lúc sáng sớm ngày hè rất có lợi cho sức khỏe.