Kinh nghiệm làm sạch mặt bàn bóng bàn.
- Bị bám bẩn là trường hợp dễ dàng xử lý nhất. Cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng vải mềm, nhúng nước và vắt khô vải trước khi sử dụng vệ sinh mặt bàn bóng bàn.
- Với những vết trầy xước thì bạn phải dùng giấy nhám (chọn loại giấy nhám yếu). Lưu ý là cọ nhẹ nhàng các vết trầy trên mặt bàn, phải thật nhẹ nhàng và cố gắng làm sạch nhưng tránh gây tổn thương (tạo các vết xước) cho mặt bàn. Sau đó bạn cũng nên lấy vải mềm để lau lại toàn bộ bề mặt của bàn bóng bàn.
Sơn và kẻ vạch bàn như thế nào là đúng?
- Chọn các loại sơn có màu tối và đặc biệt loại sơn phải không có huỳnh quang, không phản chiếu ánh sáng bởi như thế sẽ hạn chế trường hợp phản xạ ánh sáng gây lóa hoặc chói khi sử dụng. Một lời khuyên, nên chọn các màu như xanh lá cây tối, xanh thẩm...
- Ngoài ra, đặc biệt lưu ý không nên dùng sơn cọ và sơn cuộn bởi 2 loại thường xuất hiện tình trạng tụ sơn, làm mặ bàn xuất hiện các điểm gồ nhỏ gây ảnh hưởng đến độ nảy của mặt bàn. Sơn xịt là lựa chọn tối ưu nhất bởi hạn chế được tình trạng sơn bị ngưng tụ. Một kinh nghiệm nữa: nên sơn từng lớp mỏng trước, sau đó test thử độ nảy của bóng rồi mới sơn lớp tiếp theo, cứ thế cứ thế đến khi cảm thấy độ nảy của bóng ưng ý rồi mới thôi.
- Mẹo thử độ nảy của mặt bàn: Dùng một quả bóng thả từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn và nếu như bóng nảy nên được 23 - 26 cm thì bàn đạt tiêu chuẩn.
- Sau khi đã sơn được toàn bộ phần trên mặt bàn thì việc cuối cùng của bạn là kẻ lại các đường vạch cho mặt bàn. Bạn kẻ làm sao để các vạch đó khi chạm tay vào không có sự khác biệt với những chỗ không kẻ của mặt bàn. Lưu ý vạch trắng bao quanh bàn có bề rộng 20 mm, vạch chia nửa bàn có bề rộng 3 mm và vạch chia giữa bàn có một đầu cách cạnh bàn 10 mm, đầu kia cách lưới 50 mm.
(*) Bạn nên biết: Cách sử dụng bàn bóng bàn được bền lâu