Kinh nghiệm đầu tiên cho các bạn mới tập trượt patin đó là phải tìm một địa điểm lý tưởng để tập trượt. đó có thể là một nơi bằng phẳng, nhưng nên có 1 sân cỏ bên cạnh và có chỗ để ngồi đeo giày trượt patin ( có thể là ghế đá, bờ lan can, hay đơn giản bạn có thể mang theo một chiếc ghế sao cho ngồi xuống chân chạm đất là được :D). Sau khi tìm được địa điểm lý tưởng rồi các bạn có thể bắt đầu làm theo các bước sau:
– Bước 1: Xỏ giày patin
Thoạt đầu mới nghe ai cũng nghĩ là xỏ giày patin là bước cơ bản nhất, đơn giản nhất mà nhiều người khi hướng dẫn người mới tập trượt thường bỏ qua. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên để ý kĩ bước này và lưu ý một số điều như sau:
+ Trước khi xỏ chân vào giày patin nên nới lỏng 2 nút dây trên cùng ra, và kéo lưỡi giày patin hẳn ra bên ngòai.
+Xỏ chân vào giày 1 cách bình thường, điều chỉnh chân sao cho thoải mái nhất
+Kéo lưỡi giày vào bên trong khóa trên, buộc dây giày lại và khóa giày patin lại.
+ Lưu ý nên khóa giày patin vừa phải, không nên khóa chặt quá sẽ dễ bị đau chân.
– Bước 2: Tập đứng
Sau khi xỏ giày patin xong bạn đặt 2 chân lên cỏ, 2 gót chân khép lại hình chữ V ( xem hình minh họa 1) ,
Sau đó từ từ đứng thẳng dậy. Vì cỏ ma sát lớn nên bánh giày trượt patin sẽ không bị xoay và bạn có thể đứng rất dễ dàng. Trường hợp nếu không có sân cỏ, bạn nên chống hay tay vào đầu gối, từ từ đứng dậy nhưng vẫn giữ nguyên 2 tay ở đầu gối, làm như thế bạn sẽ có cảm giác chân mình cứng hơn và dễ thăng bằng hơn. Sau khi đã quen với việc đứng và chống hai tay vào đầu gối bạn có thể từ từ bỏ tay ra và đứng thẳng người lên. Nên tập đứng tầm 2-3 phút cho quen giày patin, làm sao bạn có cảm giác như đứng trên một đôi giày bình thường rồi sau đó mới chuyển sang bước 3.
– Bước 3: Tập đi
Sau khi đã đứng vưng được trên đôi giày trượt patin, bạn sẽ bắt đầu tập đi. Hãy tưởng tượng mình đag đi trên một đôi giày patin bình thường và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bị ngã thì bạn sẽ biết trượt patin rất nhanh. Bây giờ hãy nhẽ nhàng nhấc 1 chân của bạn lên, bước 1 bước thật ngắn, cách vị trí đặt chân cũ tầm 5-7 cm. Lưu ý khi bước chân lên hai chân vẫn phải xếp hình chữ V, gót chân trước gần sát vào vị trí 1/3 bàn chân sau tính từ gót (xem hình minh họa 2).
Tương tự bước chân còn lại lên (Hình minh họa 3)
Cố gắng tập đi theo hướng dẫn ở trên, lưu ý là nếu khó quá có thể bước ngắn lại, và bước thật chậm, sau khi đã quen rồi mới tăng dần chiều dài bước chân và tốc độ, Sau khi đã quen với việc bước đi trên giày và có thể đi lại dễ dàng trên đôi giày trượt patin thì coi như các bạn đã gần biết trượt rồi đấy, chỉ còn 1 bước xíu xíu nữa là xong thôi. cố lên
– Bước 4: Tập trượt
Bạn vẫn bước đi bình thường nhưng thay vào mỗi bước đi bộ, bạn nhấc chân lên khỏi mặt đất sau đó đặt xuống và cố gắng trượt nhẹ cho giày lướt trên mặt đất 1 đoạn. Đầu gối hơi trùng và trọng tâm người đổ vào chân trước. Nhấc chân sau lên và thực hiện động tác tương tự chân trước. Lưu ý nên nhấc chân sau lên ngay sau khi chân trước chạm đất, không được để 2 chân cách xa nhau quá rồi mới nhấc. Thực hiện động tác tương tự như thế cho khi bạn có cảm giác là đang trượt patin và thốt lên:” Tôi biết trượt Patin rồi !!” là bạn đã biết trượt patin rồi đấy
Rất đơn giản phải không các bạn!!!
Còn chần chừ gì nữa mà không xỏ chân vào đôi giày trượt patin và tận hưởng cảm giác thú vị lướt đi trên mặt đất nào ^^
Hiện nay tại Siêu Thị Thể Thao Kim Thành đang có bán rất nhiều mẫu giày trượt patin đẹp bền và giá thành lại rất rẻ, các bạn hãy ghé qua hoặc liên hệ hotline: 0966789588 nhé. Chúc các bạn thành công!