Chạy bộ đúng cách với máy chạy bộ tại nhà

Ngày đăng: 10-01-2015 08:26 | Danh mục: Tập Luyện
Chạy bộ là 1 môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, cơ bắp và hệ tim mạch của bạn. Những lợi ích của việc chạy bộ khiến bạn quyết mua 1 chiếc máy tập chạy bộ ở nhà. Tuy nhiên việc chạy bộ cũng cần chạy bộ đúng cách nhất là với máy chạy bộ tại nhà để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình tập luyện.

Sau đây là những chú ý để chạy bộ đúng cách với máy chạy bộ tại nhà.

- Khởi động: Khởi động là phần rất quan trọng giúp cơ thể tránh chấn thương không mong muốn và tăng hiệu quả hơn cho buổi tập.  Vì thế, bạn cần làm nóng cơ thể với những bài khởi động toàn thân. Chú ý các phần như khớp tay, chân và khởi đầu với những bước chạy nhẹ nhàng trước khi “tăng tốc” cho cơ thể. Có thể mang một bình nước nhỏ giúp làm mát cơ thể, tăng sự dẻo dai và sức bền. Nên uống từng ngụm nhỏ, không uống quá nhiều sẽ gây khó chịu khi luyện tập. Khi bắt đầu chạy bộ bạn cũng chỉ nên chạy với vận tốc nhỏ sau đó mới tăng cường độ và tốc độ tập lên.
 
- Tư thế: Giữ dáng người thẳng trong khi chạy. Dáng chạy thõng người xuống không kích hoạt được các cơ ở các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là ở lưng, gây chấn thương. Dáng chạy thẳng người làm giảm áp lực lên đầu gối giúp chạy nhanh hơn. Một số người nắm tay quá chặt trong khi chạy làm các bộ phận còn lại trong cơ thể cũng có cảm giác cứng nhắc. Giữ cho bàn tay nắm lại ở mức vừa phải; thậm chí trong trường hợp có cầm một cái bánh xốp, nó cũng không bị vỡ vụn. Việc giữ tư thế chuẩn khi luyện tập giúp bạn có được vóc dáng chuẩn và tránh các chấn thương liên quan đến cơ và xương khớp.

Chạy bộ đúng cách với máy chạy bộ tại nhà

- Không dậm chân mạnh: Nghe tiếng bước chân để biết mình có chạy đúng cách hay không. Nếu hoàn toàn không phát ra âm thanh, bạn đang chạy đúng cách. Bạn phải chạy bằng đầu chân, dưới ngón chân, không dồn áp lực xuống gót chân hay ngón chân. Buông lỏng bàn chân trên nền đất và dậm chân sẽ gây ra sóng va chạm tới xương ống chân, đầu gối và lưng, gây tổn thương. Với máy chạy bộ bạn nên chọn cách chạy bền là tiếp xúc cả bàn chân lên bằng chuyền.
 
- Cung cấp nước cho cơ thể: Một số người thường đau một bên bụng sau khi chạy một lúc. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Uống một cốc nước (ở mức nhiệt độ phòng) 30 phút trước khi chạy có thể tránh đau bụng. Mất nước còn có thể gây căng cơ. Nên có thói quen chạy hơn 30 phút, uống ngụm nước lọc hoặc nước chuyên dùng cho vận động viên có chứa glucose và các loại muối cần thiết để bù lại lượng bị mất đi khi ra mồ hôi. Chạy khi đói có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Nên ăn một trái chuối khoảng 15-20 phút trước khi chạy.
 
- Thở bằng mũi: Thở bằng miệng làm mất nước và khiến bạn nhanh chóng mệt mỏi. Hãy thở bằng mũi nếu bạn muốn chạy trong thời gian dài.
 
- Lượng sức mình: Tăng sức chịu đựng dần dần cho cơ thể bằng cách khởi động ít nhất 5 phút trước khi chạy. Các cơ sẽ có thời gian làm quen với hoạt động chạy bộ. Chú ý không để xảy ra tình trạng căng cơ chân trong khi chạy.

Việc tập chạy bộ tại nhà rất tốt cho bạn, bạn có thể mang máy ra ngoài trời hoặc để trong nhà tùy vào tình hình thời tiết. Nhất là đối với miền bắc khi mùa đông rét bạn có thể chọn mua các loại máy tập chạy bộ cơ, xe đạp tập thể dục hay máy tập chạy bộ điện tại nhà để tập chạy điện để tập chạy bộ trong nhà và đó cũng là những loại máy tập chạy bộ hàng đầu hiện nay.
Chat zalo