Môn cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ (1 nam đánh cặp với 1 nữ). Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi 1 thể lực cực tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt. Hiểu về luật cầu lông khi thi đấu là yếu tố quan trọng không kém những kỹ năng khi thi đấu cầu lông, chính vì vậy mà ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những quy định quan trọng nhất trong luật thi đấu cầu lông, được trình bày một cách đơn giản dễ hiểu nhất có thể.
Luật cầu lông mới nhất
Thay đổi gần đây nhất chính là luật giao cầu trong thi đấu cầu lông do liên đoàn cầu lông quốc tế ban hành áp dụng từ ngày 1/3/2018. Những thay đổi nhằm đơn giản hóa việc áp dụng luật thi đấu cầu lông cụ thể là luật phát cầu lông của VĐV, vì đây là kỹ thuật đánh cầu lông dễ mắc lỗi nhất khi thi đấu cầu lông.
Trong luật giao cầu mới nhất quy định, ở tư thế chuẩn bị phát cầu thì quả cầu phải cách mặt đất ít nhất 1,15m khi vợt tiếp xúc với quả cầu. Quy định trước kia cho việc phát cầu thì khoảng cách này được tính là dưới phần thắt lưng của người đánh.
Những thay đổi mang tính thử nghiệm sẽ được áp dụng trong tất cả các giải đấu cầu lông chuyên nghiệp thuộc hệ thống WBF trừ giải đấu BWF World Junior Championships.
Đó là thay đổi căn bản trong luật cầu lông hiện hành. Và tiếp theo là những quy định trong luật chơi cầu lông vẫn được áp dụng cho tới thời điểm hiện nay khi thi đấu.
Luật cầu lông cơ bản trong thi đấu
1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ
- Vận động viên thi đấu (VĐV): Là bất kỳ ai đăng ký và tham gia thi đấu
- Một trận đấu cầu lông: Diễn ra giữa hai đội, mỗi đội có từ 1 tới 2 người tham gia thi đấu, xem đội nào sẽ giành chiến thắng.
- Đấu đơn: Trận đấu diễn ra giữa hai đội mỗi đội cử ra 1 VĐV để thi đấu, chia làm hai loại là đơn nam và đơn nữ
- Đấu đôi: Trận thi đấu giữa hai đội mỗi đội có hai người, có thể là đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ.
- Đội phát cầu: Chỉ đội có quyền giao cầu trước
- Đội nhận cầu: Bên đỡ đường cầu của đội phát cầu đánh tới.
- Một pha cầu: Là một loạt những cú đánh từ 2 đội cho tới khi cầu rơi xuống đất và trọng tài ra hiệu tính điểm cho đội thắng.
2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lông
Việc ra quyết định bên nào được nhận sân trước và bên nào giao cầu trước sẽ được trọng tài chọn lựa bằng cách tung đồng xu.
- Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.
- Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.
Đây chỉ là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả, vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa 2 VĐV sẽ đổi sân khi đã thi đấu hết một hiệp.
3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông: Thể thức chung trong trong luật thi đấu cầu lông là một trận đấu diễn ra trong 3 hiệp tính theo quy định đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng chung cuộc.
a. Bên giành chiến thắng trong một hiệp là bên giành được điểm số 21 trước (trường hợp ngoại lệ c và d)
b. Một điểm sẽ được tính cho bên giành chiến thắng trong một pha cầu. Một bên sẽ có được 1 điểm khi bên phía đối phương phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài.
c. Trong trường hợp tỉ số 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.
d. Trong trường hợp 2 đội đánh tới số điểm 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước đội đó sẽ giành chiến thắng.
e. Đội nào thắng trong ván gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo.
4. Luật đổi sân trong cầu lông
- Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
- Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
- Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi
Trong một trận cầu A, B VS C,D ban đầu A phát cầu cho C và bên A,B thắng tình huống cầu đó thì lượt sau, A và B sẽ đổi chỗ và A giao cầu cho D tỉ số là 1-0 cho bên A,B.
Tiếp theo nếu như bên C,D thắng thì hai bên giữ nguyên vị trí và D giao cầu cho A tỉ số là 1-1.
Tiếp đến nếu bên A,B thắng với tỉ số 2-1 thì các bên giữ nguyên vị trí và B giao cầu cho C.