Mục lục bài viết
- 1. Một số cách làm bàn bóng bàn bạn nên tham khảo
- 1.1. Cách để làm bàn bóng bằng bê tông
- 1.1.1. Đầu tiên tạo hình cho chiếc bàn bóng
- 1.1.2. Sơn cho mặt bàn bóng bàn
- 1.1.3. Thực hiện bước sơn lót cho bàn
- 1.1.4. Bắt đầu sơn hoàn thiện chiếc bàn
- 1.1.5. Cuối cùng kẻ viền cho chiếc bàn
- 1.2. Cách làm bàn bóng bàn mini bằng chất liệu gỗ
- 2. Kích thước của chiếc bàn bóng bàn tiêu chuẩn hiện nay
- 3. Cách để làm mới bàn bóng bàn mà bạn nên biết
Bạn yêu thích bộ môn bóng bàn nhưng không đủ điều kiện để có thể sắm cho mình những bộ bàn bóng chuyên nghiệp. Vậy bạn có thể tự tìm cách làm bàn bóng bàn tại nhà được hay không? Câu trả lời đương nhiên là có rồi bạn hoàn toàn có thể làm một chiếc bàn bóng theo ý thích nhưng vẫn đúng với tiêu chuẩn thi đấu chỉ với những mẹo hữu ích ngay dưới đây.
1. Một số cách làm bàn bóng bàn bạn nên tham khảo
1.1. Cách để làm bàn bóng bằng bê tông
Bàn bóng bàn bê tông được xem là chiếc bàn rất thông dụng hiện nay. Công đoạn thực hiện để làm nên chiếc bàn này gồm có 2 thao tác chính là thiết kế và sơn cho mặt bàn. Chi tiết cách thực hiện làm bàn bóng bàn bằng bê tông như sau:
1.1.1. Đầu tiên tạo hình cho chiếc bàn bóng
Bàn bóng bàn bê tông có cấu tạo từ hai bộ phận chính đó là mặt bàn bóng bàn và phần chân bàn. Mặt bàn sẽ được tạo khối với hình chữ nhật có kích thước tiêu chuẩn đó là 2740x1525x760mm. Trong khi đó phần chân bàn sẽ có độ cao tiêu chuẩn là 760 được thiết kế theo khung đa dạng tùy vào từng sở thích cũng như như cầu của người dùng như là:
- Khung đỡ có hình chữ U
- Khung đỡ với hình chữ H
- Khung đỡ có hình thang
-...
Sau khi bạn đã tạo được khung cốt cho bàn bóng rồi thì bạn chỉ cần tiến hành đổ bê tông cho phần chân và phần thân của chiếc bàn là được rồi. Một điều mà bạn nên lưu ý đó chính là bạn nên đổ riêng từng phần mà không tiến hành đổ chung. Hơn hết, bạn cũng nên xác định rõ phần vị trí quan trọng mà bạn sẽ đặt bàn và nên đổ bê tông gần hoặc là ngay tại vị trí này. Điều này cũng sẽ giúp bạn hạn chế việc di chuyển cũng như nguy cơ hư hỏng khi bạn lắp ghép các bộ phận cho sau này. Khi bạn làm bàn bóng thì phần mặt bàn cần được làm chuẩn độ dày. Thông thường mặt bàn bóng bàn làm chuẩn độ dày thường là được làm từ gỗ MDF hoặc là mặt nhựa với đồ dày từ 18mm - 30mm. Thế nhưng với mầu bàn bóng này độ dày bàn sau đổ vật liệu cần đảm bảo từ khoảng 50mm - 80mm. Chính vì vậy, cốt thép làm bàn cũng phải được đảm bảo với độ bền tốt nhất.
Tạo hình cho chiếc bàn bóng bàn
1.1.2. Sơn cho mặt bàn bóng bàn
Sơn bề mặt bàn bóng quyết định rất lớn đến chất lượng sử dụng của chiếc bàn và để sơn được thì bạn cần phải làm như sau:
- Mài nhẵn bề mặt của chiếc bàn bóng bàn: Khi bạn đã đổ bê tông lên xong bạn cần có thời gian tối thiểu sẽ là 6 ngày để mặt bàn được khô hoàn toàn. Từ ngày thứ 7 trở đi có thể tiến hành công đoạn là mài nhẵn rồi sơn bề mặt. Bạn có thể sử dụng đá mài chuyên dụng và loại bỏ tạp chất làm ảnh hưởng đến độ dính các lớp bột bả hoặc là sơn phủ cho sau này. Sử dụng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và để vệ sinh bụi bẩn còn vương lại.
- Sơn bả cho bề mặt của bàn bóng: Trước khi bạn tiến hành sơn bả cho mặt bàn nếu như nhận thấy bề mặt của bàn quá khô thì hãy làm ẩm bằng cách là dùng Rulo lăn qua mặt bàn với nước sạch. Tiếp đến bạn hãy dùng bàn bả và thực hiện bả lớp 1 lên mặt sau và để khô khoảng 2 giờ rồi dùng giấy nhám để làm phẳng cho bề mặt.
Sơn cho mặt bàn bóng bàn
1.1.3. Thực hiện bước sơn lót cho bàn
Bạn cần chú ý khi sơn lót cho bàn bóng là không được để mặt bàn bám bụi bẩn hoặc là bị bôi bẩn. Bởi điều này sẽ giúp hạn chế được trường hợp tách lớp có thể xảy ra. Nếu như lớp sơn bị tách lớp bạn cần phải sơn lại ngay từ đầu.
1.1.4. Bắt đầu sơn hoàn thiện chiếc bàn
Khi bạn sơn lớp sơn hoàn thiện bạn cần phải dùng các gam màu không quá sáng hoặc có thể tạo được độ bóng và bạn nên chọn tông màu đen hoặc là màu xanh thẫm.
1.1.5. Cuối cùng kẻ viền cho chiếc bàn
Bạn hãy dùng giấy nhằm che đi những phần mặt bàn xung quanh cùng dọc hai bên bàn bóng bàn. Mục đích chính là để hạn chế và tránh tối đa việc sơn viền có thể vương ra mặt bàn. Bạn cần sử dụng dơn viền có màu trắng rồi thực hiện sơn 1 lớp là được. Sau khi bạn đợi cho sơn khô thì tiến hành căng lưới đánh và bạn có thể sử dụng chiếc bàn của mình để chơi bộ môn bóng bàn thật dễ dàng.
Cuối cùng kẻ viền cho chiếc bàn
1.2. Cách làm bàn bóng bàn mini bằng chất liệu gỗ
Làm bàn bóng bàn mini bằng chất liệu gỗ thật sự đơn giản và dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều. Đặc biệt chúng thích hợp với những gia đình sống tại các chung cư những nơi không có không gia quá rộng. Bạn cũng có thể tự chế cho mình một chiếc bàn với kích thước minh và cũng có thể lắp đặt nhanh chóng với những vật liệu như sau:
- Một miếng ván gỗ chất liệu MDF, MFC, OKAL với kích thước tiêu chuẩn là 120cm x 60cm với độ dày là từ 9mm trở lên.
- Phần chân bàn là xếp bằng sắt
- Giấy decal màu trắng với bút sơn Uni trắng, 2 cọc inox hình chữ F và lưới.
- Ban đầu bạn dán viền cho các cạnh của miếng ván rồi tiếp tục dán giấy decal trắng xung quanh mặt bàn với kích thước là từ 1 - 5mm.
- Sử dụng bút sơn Uni để kẻ đường trắng phân cách giữa bàn
- Sử dụng vải màu trắng và vải màu xanh dương để dán viền cho tấm lưới đánh bóng và thực hiện đục 4 lỗ góc và tán rive để mắc lưới.
- Sau đó bạn gán hoặc là đặt ván gỗ lên chân bàn xếp và cuối cùng bạn có thể hoàn thành sử dụng bàn bóng bàn mini ngay sau đó rồi đấy.
Cách làm bàn bóng bàn mini bằng chất liệu gỗ
2. Kích thước của chiếc bàn bóng bàn tiêu chuẩn hiện nay
Với bất kỳ một chiếc bàn bóng nào cũng vậy lựa chọn hoặc tự làm bàn bóng bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ về kích thước của bàn bóng nhằm lựa chọn không gian đặt bàn bóng thật phù hợp nhất có thể. Kích thước của bàn bóng bàn phải phù hợp với tiêu chuẩn của Liên đoàn bóng bàn quốc tế ITTF được quy định như sau:
- Chiều rộng của bàn bóng bàn sẽ là 1525mm
- Chiều dài của bàn là 2740mm
- Chiều cao của bàn bóng bàn là 760mm
- Về lưới đánh bóng có chiều cao là 152.5mm
- Phần nhô ra của lưới bóng bàn sẽ là 152.5mm.
Kích thước của chiếc bàn bóng bàn tiêu chuẩn hiện nay
3. Cách để làm mới bàn bóng bàn mà bạn nên biết
- Hãy làm sạch bàn bóng bàn cũ: Với những chiếc bàn bóng bị bám bụi bẩn trên bề mặt thì bạn sẽ dùng miếng vải mềm nhúng nước rồi vắt khô lau sạch bề mặt. Sau đó bạn để khô bàn thật tự nhiên hoặc là dùng quạt. Nếu chiếc bàn của bạn bị trầy xước nhỏ thì bạn hãy sử dụng giấy nhám loại yếu để có thể cọ nhẹ nhàng các vết bẩn thực hiện thật nhẹ không gây hư tổn cho chiếc bàn.
- Trường hợp bàn bóng bị nứt hoặc là bị các lỗ hổng nhỏ trong bề mặt thì bạn hãy trám matic bàn bằng chất liệu gỗ cứng rồi tiếp đến dùng giấy nhám làm phẳng bề mặt bị phồng hay bị lộ lên.
- Sơn mới bề mặt cũng khá là kỳ công và cần có sự khéo léo cẩn thận. Hãy chọn nhưng loại sơn sẫm màu, sơn từng lớp mỏng lẻ vạch viền cho bàn.
Cách để làm mới bàn bóng bàn mà bạn nên biết
Trên đây là mẹo chỉ cách làm bàn bóng bàn tại nhà vô cùng đơn giản nhưng lại hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích như trên sẽ giúp bạn có thể sở hữu một chiếc bàn bóng đúng như mong muốn tiết kiệm chi phí mà chơi giải trí nâng cao sức khỏe được tốt nhất.