Lịch sử môn bóng chuyền

Ngày đăng: 17-05-2015 04:31 | Danh mục: Tập Luyện
Môn bóng chuyền xuất phát từ đâu, nó được ai phát minh ra, và lịch sử phát triển của nó như thế nào. Cùng xem bài viết này để thêm nhiều hiểu biết về môn bóng chuyền

1. Sự hình thành và phát triển của môn bóng chuyền

- Các nhà nghiên cứu cho rằng:  Bóng chuyển ra đời ở Mỹ khoảng năm 1895 do giáo viên thể thao tên là WILIAM MORGAM nghĩ ra. Lúc đầu, luật chơi đơn giản và được xem như trò chơi vận động cho học sinh và không quá bạo lực như bóng rổ. Ông dùng luới cao khoảng 1,95 m và ruột quả bóng rổ để người ta chuyền qua lưới. Lần đầu tiên tổ chức thi đấu bóng chuyền vào tháng 6 năm 1896 tại Springfield.

Năm 1897 ở Mỹ, Luật bóng chuyền ra đời gồm có 10 điều:

1. Đánh dấu sân.
2. Trang phục.
3. Kích thước sân : 7,5 m x 15,1 m.
4. Kích thước lưới : 0,61 m x 8,2 m ; chiều cao lưới : 198 cm.
5. Bóng : Ruột bóng bằng cao su, vỏ bóng bằng da hay chất tổng hợp tương tự. Chu vi bóng: 63,5 cm - 68,5 cm. Trọng lượng bóng : 340 gam. Xem những quả bóng chuyềnthể thao Kim Thành cung cấp
6. Phát bóng : Cầu thủ phát bóng đứng một chân trên vạch biên ngang và đánh bóng bằng bàn tay mở. Nếu lần đầu phát bóng phạm lỗi thì được phát lại.
7. Tính điểm : Mỗi lần đối phương không đỡ được phát bóng thì bên phát bóng được một điểm (chỉ có bên phát bóng mới được điểm).
8. Trong thời gian thi đấu (trừ phát bóng) bóng chạm lưới coi như phạm luật.
9. Bóng rơi vào vạch giới hạn là phạm luật.
10. Không hạn chế số người chơi.
- Từ năm 1895 đến năm 1920, bóng chuyền được du nhập vào các nước khác và phát triển rộng rãi ở các châu. Trong giai đoạn này luật bóng chuyền cũng thay đổi và hoàn thiện dần.
- Năm 1912 các vận động viên nghiệp dư thành lập hiệp hội và năm 1913 tổ chức giải bóng chuyền tại Paradiát.
Bóng chuyền vào châu Âu đầu tiên ở Pháp. Vào Anh năm 1914. Vào Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan  khoảng năm 1920 - 1921 và phát triển nhanh ở các nước châu Âu. Năm 1928 tại Mátxcơva trong chương trình đại hội thể dục thể thao đã có bóng chuyền.
- Năm 1922 tại Brooklyn ( Mỹ) chính thức tổ chức giải bóng chuyền và quyết định đưa môn bóng chuyền vào chương trình Thế vận hội lần thứ VIII sẽ tổ chức vào năm 1924 tại Pari ( Pháp).
- Cùng với sự phát triển của phong trào bóng chuyền, luật thi đấu cũng được thay đổi:
- Năm 1900 mỗi điểm kết thúc ở điểm 21. Chiều cao lưới là 2,13 m và các đường biên được tính là trong sân.
- Năm 1912 diện tích sân là 10,6 m x 18,2 m ; chều cao lưới là 2,28 m ; chiều rộng lưới là 0,91m. Sau khi phát bóng hỏng thì thay cầu thủ.
- Năm 1917 : Chiều cao lưới là 2,43 m.
- Năm 1918 : Đội hình mỗi đội có 6 người, điểm mỗi hiệp là 15.
- Năm 19 21: Có thêm đường kẻ giữa sân.
- Năm 19 22: Mỗi đội chỉ được chạm bóng 3 lần.
- Năm 1923 : Diện tích sân bóng chuyền là 9,1 m x 18,2 m
- Năm 1925 : Khi ở tỉ số 14 - 14, đội nào hơn 2 điểm trước thì  thắng hiệp ấy.
Luật lệ thay đổi có tác dụng thúc đẩy các mặt kỹ thuật và chiến thuật phát triển. Từ một trò chơi được hình thành từ các động tác tự nhiên với mục đích nghỉ ngơi tích cực, bóng chuyền trở thành một môn thể thao.
- Năm 1928 tại Liên Xô, trong chương trình đại hội Thể dục thể thao (tổ chức tại Mátxcơva) đã có môn bóng chuyền.
- Từ năm 1929 đến năm 1939, kỹ thuật và chiến thuật bóng chuyền có những bước tiến nhảy vọt. Chắn bóng tập thể xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển các hình thức tấn công mới. Bóng chuyền trở thành môn thể thao mang tính tập thể nhiều hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách sắp xếp các đấu thủ trên sân, trong việc tổ chức tấn công và phòng thủ, trong việc yểm hộ người đập bóng và người chắn bóng.
- Năm 1934: Tại Hội nghị tại Stốckhôm (Thụy Điển), Hội nghị đã đề nghị thành Ủy ban kỹ thuật bóng chuyền. Chủ tịch đầu tiên của ủy ban này là ông Ravích Máclốpsky (Chủ tịch hội đồng bóng chuyền Ba Lan), thành lập tiểu ban gồm 13 nước châu Âu, 5 nước châu Mĩ và 4 nước châu Á. Tiểu ban đã quyết định lấy luật bóng chuyền của Mĩ làm cơ sở cho luật thi đấu bóng chuyền có thay đổi vài điều, như:
    + Lấy đơn vị mét làm đơn vị đo lường thống nhất.
     + Phần thân thể chạm bóng chỉ được tính từ thắt lưng trở lên.
     + Đấu thủ chắn bóng không được chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có người khác chạm bóng.
     + Chiều cao của lưới nữ là 2,24 m.
     + Vị trí phát bóng được thu hẹp lại.
- Ngoài ra, tiểu ban còn quyết định đưa môn bóng chuyền vào chương trình thi đấu Thế vận hội năm 1940.
- Tháng 4/1947 tại Pari (Pháp), Hội nghị bóng chuyền Quốc tế đầu tiên quyết định thành lập hiệp hội bóng chuyền quốc tế (FIVB). Sự kện này chứng tỏ bóng chuyền là môn thể thao có tầm thế giới.
- Năm 1948: Lần đầu tiên FIVB tổ chức giải vô địch bóng chuyền nam Châu Âu tại ý với 6 đội tham gia. Đội Tiệp Khắc đoạt chức vô địch.
- Tháng 9/1949 tại Praha (Tiệp Khắc) tổ chức giải bóng chuyền Thế giới lần thứ nhất cho các đội nam  và vô địch châu Âu cho các đội nữ. Hai đội bóng chuyền nam, nữ của Liên Xô đều giành chức vô địch.
- Từ 1948-1968: Bóng chuyền phát triển mạnh trên thế giới. Các giải vô địch Thế giới, vô địch châu Âu... được tiến hành thường xuyên và có nhiều nước tham gia. Giải vô địch thế giới năm 1956 tại Pháp có 17 đội bóng chuyền nữ và 24 đội bóng chuyền nam tham gia. Trong đó châu á có 3 đội tham gia là ấn Độ, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Châu Mỹ có 3 đội tham gia là Mỹ, Brazin và Cu Ba.
- Năm 1964: Bóng chuyền chính thức được đưa vào chương trình thế vận hội Tokyo (Nhật Bản) , đội bóng chuyền nam Liên Xô và đội nữ Nhật Bản giang chức vô địch. Luật bóng chuyền vẫn không ngừng được hoàn thiện:
      + Năm 1949 : Mỗi hiệp đấu được tạm ngừng 3 lần để hội ý và cho phép chắn bóng tập thể.
      + Năm 1951 : Có đường hạn chế tấn công (vạch 3m) và cho phép đổi vị trí trên sân sau khi phát bóng.
      + Năm 1952 : Mỗi hiệp chỉ được hội ý 2 lần.
      + Năm 1957 : Giảm số lần thay người từ 12 lần xuống 4 lần. Giảm thời gian thay người từ 1 phút xuống 30 giây. Cấm làm động tác che khuất đấu thủ phát bóng. Ngoài ra, FIVB còn qui định Luật bóng chuyền sẽ được thay đổi 4 năm 1 lần.
      + Năm 1961 : Tăng số lần thay người trong một hiệp lên 6 lần.
      + Năm 1965 : Cho phép tay qua lưới chắn bóng và người tham gia chắn bóng được đánh bóng lần thứ 2 ngay sau khi chắn chạm bóng nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và sự liên tục của trận đấu.
- Trong thời gian 1948 - 1968, kỹ chiến thuật bóng chuyền cũng được phát triển cao :
      + Kỹ thuật đập bóng giãn biên, đập nhanh, đập lao, đập trên tay chắn đã xuất hiện nhiều ở các giải đấu quốc tế.
      + Chiến thuật tấn công cũng phát triển như: Tấn công 2 chuyền phối hợp với động tác giả; tấn công 3 người do hàng sau đan lên tổ chức (chuyền 2); tấn công " đan chéo", "đập chồng", đập với động tác giả...
      + Chiến thuật phát bóng cũng xuất hiện, đặc biệt là kỹ thuật phát bóng cao tay nghiêng mình bay của đội bóng chuyền nữ Nhật Bản.
      + Đi đôi với sự cải tiến kỹ - chiến thuật phát bóng, kỹ thuật đệm bóng cũng xuất hiện và được sử dụng chủ yếu trong chuyền bước một. Các kỹ thuật lăn ngã cứu bóng trong phòng thủ cũng ra đời.
- Tháng7/ 1966 tại Hunggari lần đầu tiên tổ chức Giải bóng chuyền trẻ châu Âu (đến 20 tuổi) có 12 đội nữ và 16 đội nam tham gia. Đội bóng chuyền nam, nữ trẻ của Liên Xô doạt chức vô địch.
- Bắt đầu từ năm 1965 đã xác định thứ tự tổ chức các giải bóng chuyền quốc tế lớn: Cúp thế giới tổ chức vào năm sau giải vô địch, sau đó là giải vô địch châu Âu và cuối cùng là Thế vận hội Olympic. Như vậy mỗi năm đều có một giải thi đấu chính thức. Từ năm 1975 giải vô địch Bóng chuyền châu Âu 2 năm tổ chức 1 lần.
FIVB tổ chức các giải chính thức sau :
      + Giải trong chương trình của Thế vận hội Olympic tổ chức 4 năm 1 lần (1980... 2000, 2004)
      + Giải Vô địch Thế giới 4 năm  một lần (1978, 1982....1998, 2002).
      + Cúp Thế giới 4 năm  một lần ( 1981, 1985....2001, 2005).
      + Vô địch châu Âu 2 năm  một lần (1981, 1983....2003, 2005).
      + Vô địch trẻ châu Âu (đến 19 tuổi) 2 năm  một lần (1982, 1984.....).
      + Cúp vô địch các đội đoạt cúp châu Âu hằng năm dành cho các đội câu lạc bộ.
- Do yêu cầu phát triển toàn cầu đã có nhiều thay đổi về luật lệ, kỹ chiến thuật cũng không ngừng được nâng cao nhằm làm cho bóng chuyền trở thành một môn thể thao thêm phần hấp dẫn.
- Năm 1983 Liên đoàn bóng chuyền Thế giới (FIVB) có 146 nước thành viên. Bóng chuyền trở thành một trong những môn thể thao hàng đầu của thế giới.
bóng chuyền
Bóng chuyền

2. Lịch sử bóng chuyền tại Việt Nam

Giai đoạn trước cách mạng tháng 8

- Môn bóng chuyền xuất hiện ở Việt Nam khoảng năm 1920 - 1922 ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng ...
- Sau tháng 8/1945, cùng với sự phát triển của phong trào thể dục thể thao nói chung, môn bóng chuyền cũng từng bước mở rộng tới các vùng và mọi miền trong cả nước với số lượng người tham gia đông đảo hơn. Vì vậy, môn bóng chuyền là môn thể thao có tính quần chúng rộng rãi.
- Từ khi xuất hiện cho đến nay, bóng chuyền Việt Nam đã tồn tại và phát triển qua các thời kỳ
- Vào khoảng năm 1920 - 1922 bóng chuyền xất hiện và phổ biến trong học sinh  người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác với luật chơi gần giống như bóng chuyền hiện đại:
- Kích thước sân là 9 m x 18 m.
- Khu phát bóng là 1,2 m.
- Lưới nam cao 2,40 m; lưới nữ cao 2,20 m.
- Số điểm thi đấu mỗi hiệp là 21.
- Các cầu thủ trong đội được đánh 4 chuyền.
- Nếu phát bóng rơi vào khu phát bóng của đối phương thì được 2 điểm
- Năm 1927 trận thi đấu bóng chuyền đầu tiên được tổ chức giữa người Hoa ở Hải Phòng và Hà Nội.
- Năm 1928 Giải bóng chuyền đầu tiên được tổ chức ở Bắc kỳ giữa 2 đội: Một đội người Việt Nam và một đội người Pháp.
Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, phong trào bóng chuyền nước ta không được phát triển

Từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1954:

Bóng chuyền vẫn tiếp tục phát triển ở nước ta. Tuy nhiên do cuộc chiến bảo vệ đất nước nên các quy luật mới không có điều kiện du nhập vào nước ta.

Từ năm 1954 đến năm 1975

- Sau khi hoà bình lập lại ở nước ta (1954), bóng chuyền có điều kiện thuận lợi để phát triển. Phong trào bóng chuyền phát triển mạnh mẽ trong các lực lượng vũ trang.
- Nhiều giải bóng chuyền được tổ chức giúp phần thúc đẩy bóng chuyền trong nước phát triển

Từ năm 1975 đến nay

- Bóng chuyền tiếp tục được phát triển. Cụ thể như việc thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (Volleyball Federatron of Vietnam - VFV). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là thành viên chính thức của FIVB và AVC  (Liên đoàn Bóng chuyền Châu á). Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) gồm có 6 tiểu ban
- Việt Nam tham gia các giải đấu thể thao bằng môn bóng chuyền. Giúp nền bóng chuyền tiếp tục phát triển


Chat zalo