Bổ sung vitamin C có thể giảm thiếu máu thiếu sắt?

Ngày đăng: 25-03-2021 09:12 | Danh mục: Sức khỏe dinh dưỡng
Thiếu máu thiếu sắt là vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Hiện nay, một số nghiên cứu dinh dưỡng đang được thiết lập để tìm ra câu trả lời cho tăng cường vitamin C có mối liên quan như thế nào đến thiếu máu thiếu sắt.

1. Những điều quan trọng bạn cần biết về vitamin C

Vitamin C là một chất có vai trò quan trọng trong 13 loại vitamin cần thiết cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt là quá trình sản sinh ra tế bào hồng cầu, vitamin C đóng góp vai trò không nhỏ. Do vậy, khi nồng độ vitamin C trong cơ thể giảm mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng hồng cầu và gây nên tình trạng thiếu máu.

Nguồn vitamin C tự nhiên không khó để tìm kiếm. Chúng luôn xuất hiện trong mỗi bữa ăn của bạn từ nhóm thực phẩm có nguồn gốc là thực vật. Trong đó, trái cây họ cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên dồi dào nhất. Với đặc tính bị phá vỡ cấu trúc ở nhiệt độ cao, thực phẩm đông lạnh sẽ có hàm lượng vitamin C cao hơn với nhóm thực phẩm thông qua chế biến.

Một số trường hợp do cơ thể bạn giảm khả năng hấp thụ vitamin C nên dẫn đến thiếu vitamin C. Bệnh thiếu máu có nguyên nhân một phần từ việc suy giảm hàm lượng vitamin C hoặc thiếu máu thiếu sắt do cơ thể không được bổ sung acid folic đầy đủ.

Vitamin C là một chất có vai trò quan trọng trong 13 loại vitamin cần thiết cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể

2. Lý do thiếu vitamin C dẫn đến thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt do thiếu vitamin C có rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do suy nhược cơ thể khiến khả năng hấp thụ kém đi nên dù đã nạp đủ nhưng không được hòa tan. Các bệnh nhân xuất hiện bướu giáp, ung thư, không thể tổng hợp sắt tự nhiên đều dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin C. Một số khác do sử dụng thuốc lá nên thiêu đốt quá nhiều vitamin C khiến nhu cầu cơ thể tăng lên.

Nhìn chung các thực phẩm giàu vitamin C có vị chua tính acid khi tới dạ dày sẽ hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt tốt hơn cho cơ thể. Thông thường lượng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ được hấp thụ 10 - 15% là sắt đối với tuổi trưởng thành. Việc hấp thụ sắt vào cơ thể của chúng ta không chịu sự chi phối giữa sắt trong động vật và sắt trong thực vật.

Tuy nhiên, vitamin C có sự tương tác với chất sắt chứa trong thực vật. Khi bạn nhận nguồn protein từ thực vật, nếu cơ thể đang có biểu hiện của thiếu vitamin C sẽ gây nên nguy cơ thiếu máu cao. Người ăn chay sử dụng đa số protein có nguồn gốc từ thực vật nên không bổ sung đủ vitamin C dẫn đến nguy cơ dễ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn người bình thường 40%.

Để nhận biết bản thân có bị thiếu máu thiếu sắt do hàm lượng vitamin C trong cơ thể hay không, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện và triệu chứng sau:

  • Nước da xanh đi nhợt nhạt
  • Cơ thể yếu ớt dễ mắc bệnh
  • Tăng nhịp tim nhanh khi vận động
  • Giảm khả năng chịu lạnh
  • Dễ nhiễm trùng vết thương và xuất hiện sưng tấy
  • Giảm cân đột ngột
  • Tiêu chảy
  • Cơ thể khó chịu
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở bàn tay và bàn chân

Nước da xanh xao, nhợt nhạt là một trong nhiều dấu hiệu của bệnh thiếu máu

3. Tác dụng của vitamin C trong điều trị thiếu máu

Thiếu vitamin C không đơn giản chỉ nguy hiểm với bệnh nhân thiếu máu mà tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của chúng ta. Bác sĩ có thể kê đơn và yêu cầu bạn bổ sung vitamin C khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dạng thiếu máu nào có tính nguy hiểm cao.

Khi bổ sung sắt cho cơ thể, bạn cần lưu ý dùng lúc dạ dày trống rỗng. Việc này sẽ thúc đẩy khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể cao hơn. Ngoài ra, ăn tăng lượng thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C sẽ khiến tính acid trong dạ dày tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ sắt.

Khi mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt, bạn cần chú ý sử dụng các loại thuốc có tính kháng lại acid. Vì đây là nguyên nhân giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất.

4. Phương pháp xử lý thiếu máu do giảm nồng độ vitamin C của cơ thể

Thiếu máu được cho có nguyên nhân sâu xa từ việc cơ thể bị thiếu hụt nguyên tố vi lượng sắt. Tuy nhiên việc mất cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và trao đổi chất của cơ thể.

Thực tiễn cho thấy, tăng cường vitamin giúp giảm tối đa chứng thiếu máu thiếu sắt vẫn chưa thực sự được chứng minh rõ ràng. Các nghiên khoa học cho đến thời điểm này chưa hoàn toàn lý giải hết được mối tương quan của các vitamin đến khả năng tạo tế bào hồng cầu và tạo máu.

Sự phức tạp của nghiên cứu này do đối tượng khá đa dạng đồng thời cấu trúc phân tử của các chất cũng phức tạp. Do vậy, vitamin C hiện nay được bổ sung bằng tự nhiên hay thực phẩm chức năng mới chỉ đơn thuần là nâng cao sức khỏe miễn dịch giúp cơ thể vận động tốt hơn.

Nếu bạn cần tăng cường vitamin C để hỗ trợ việc tạo tế bào hồng cầu hay giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt hãy tham khảo qua tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng. Mọi vấn đề về sức khỏe đều nên được quan tâm và chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Chat zalo