Đừng mua thảm tập yoga nếu bạn không biết những điều này
Bạn đang có ý định đi tập yoga tại phòng hoặc tự tập tại nhà và muốn mua thảm tập yoga (yoga mat) để tập thì trước khi mua bạn cần phải biết những điều này nhé.
Mục lục bài viết
- Dưới đây là những điều mà bạn cần làm trước khi mua thảm tập yoga
- Xác định nhu cầu của bạn
- Về cá nhân
- Về loại Yoga bạn tập
- Nơi bạn sẽ đi tập yoga
- Lựa chọn thảm tập yoga
- Thảm tập yoga làm từ PVC
- Thảm tập yoga làm từ TPE
- Thảm tập yoga làm từ NBR
- Thảm tập yoga làm từ Jute (sợi đay)
- Thảm tập yoga từ PU/Cork
- Thảm làm từ Cotton hoặc cây gai dầu
- Kết cấu của thảm
- Độ dày phù hợp
- Độ đàn hồi
- Khả năng bám dính
- Độ lồi lõm của thảm
- Có phụ kiện kèm theo không?
- Giá cả
Thảm yoga có rất nhiều kiểu khác nhau về kích thước, màu sắc, chất liệu…..nếu không nắm rõ nhu cầu và các loại thảm tập thì có thể sẽ mua phải những chiếc thảm không ưng ý.
Dưới đây là những điều mà bạn cần làm trước khi mua thảm tập yoga
Xác định nhu cầu của bạn
Về cá nhân
Trước khi mua, bạn cần phải xác định thể loại Yoga mà bạn tập là gì vì nếu như bạn dễ bị đau thì nên mua loại dày hơn một chút. Nếu bạn có chiều cao hơi “khủng” thì nên tìm loại thảm có chiều dài hợp với chiều cao mình một chút.
Về loại Yoga bạn tập
Nếu bạn để ý thì các thể loại Yoga có ảnh hưởng đến loại thảm Yoga mà bạn chọn đấy nhé. Xem xét về khả năng tập Yoga của bạn để chọn.
Nếu bạn mới bắt đầu đi tập, bạn có thể lựa chọn các loại thảm có giá rẻ một chút từ 200- 300 ngàn. Bởi vì Yoga không hẳn là một bộ môn phù hợp với bạn nên nếu sau này bạn thấy yêu môn Yoga hơn thì có thể mua các loại đắt tiền sau.
Một số kiểu Yoga yêu cầu thực hiện các động tác phức tạp nên bạn cần phải lựa chọn các tấm thảm có độ bám tốt để không bị di chuyển khi bạn tập. Nếu các lớp học của bạn chủ yếu là các động tác ngồi thì độ bám sẽ không quan trọng, thay vào đó là sự mềm mại của chúng.
Một số kiểu tập Yoga trong phòng nóng (Hot Yoga) nên bạn sẽ chảy nhiều mồ hôi hơn nên bạn sẽ cần lựa chọn các loại thảm dành riêng cho loại hình này để tránh bị trơn trượt do mồ hôi.
Nơi bạn sẽ đi tập yoga
Nếu bạn tập Yoga tại nhà vì trọng lượng của tấm thảm sẽ không phải là một vấn đề lớn, nhưng nếu bạn đi tập ở phòng và phải di chuyển xa thì nên lựa chọn các loại thảm có trọng lượng nhẹ hơn.
Lựa chọn thảm tập yoga
Thảm tập yoga làm từ PVC
PVC (viết tắt của Polyvinyl Chloride) là loại thảm yoga được dùng nhiều nhất ví nó có giá rẻ. Tuy nhiên nó bị xem là loại thảm có thể gây nên ung thư. Nó cũng khó tái chế. Nếu bạn là người quan tâm về vấn đề sức khỏe và quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trường thì có lẽ nên cân nhắc về loại thảm này.
Ưu điểm
Loại thảm yoga giá rẻ và có nhiều màu sắc để lựa chọn, thời gian sử dụng tương đối lâu từ 6-12 tháng.
Nhược điểm
Chất lượng không cao, tính đàn hồi kém và bị lún sau 1 thời gian sử dụng, dễ bị bong tróc, dễ bám bẩn và khó vệ sinh. Khi mới mua còn có mùi nhựa khá khó chịu. Thường thì những người mới bắt đầu tập sẽ chọn loại thảm này trước khi quyết định có gắn bó lâu dài với Yoga hay không.
Thảm tập yoga làm từ TPE
TPE (Thermoplastic Elastomer) có tính đàn hồi cao và được xem là loại vật liệu cao cấp để sử dụng trong thời gian gần đây
Ưu điểm
Thảm tập loại này được sản xuất từ cao su tự nhiên nên có tính đàn hồi cao, dùng lâu ngày vẫn giữ được sự êm ái. Do được đúc khuôn bằng nhiệt, không chứa hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn khi tiếp xúc với da, độ bám dính cao.
Nhược điểm
Với những tính năng cao cấp của mình thì giá thành cũng bị tăng lên khá nhiều.
Loại thảm này là lựa chọn hàng đầu của những bạn bạn tập Yoga lâu năm vì tính bám dính tốt cũng như là mang lại sự êm ái, thoải mái khi tập.
Thảm tập yoga làm từ NBR
Thảm tập NBR (viết tắt của Nitrile butadiene rubber) là loại thảm có tính năng tương đương như cao su non. Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt, độ đàn hồi cao, chịu dầu.
Ưu điểm
Loại thảm này có ưu điểm đó chính là độ bền rất cao nhưng giá lại giá rẻ so với thảm TPE. Nó chúng có khả năng giặt rửa dễ dàng, cách nhiệt tốt với sàn nhà vào mùa lạnh.
Nhược điểm
Do dễ giặt rửa nên độ bám dính không cao, và có độ dày khá cao trên 10mm đến tận 20mm nên tương đối nặng.
Thảm tập yoga làm từ Jute (sợi đay)
Jute là một loại rau chỉ mất 45 tháng để trưởng thành. Chúng có thể làm sạch không khí nhờ hấp thụ Carbon Dioxide và lá là chất điều hòa tự nhiên trong đất. Nó rõ ràng là rất tốt cho môi trường. Thảm tập làm từ Jute là sự kết hợp giữa sợi Jute tự nhiên và PVC.
Ưu điểm
Khả năng bám dính của thảm khá ổn, thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại và có tính kháng khuẩn cao, rất thích hợp cho những người thường xuyên ra nhiều mồ hôi.
Nhược điểm
Có thể gặp một số cảm giác khó chịu trên da khi sử dụng.
Thảm tập yoga từ PU/Cork
Đây là loại thảm khá đặt biệt từ cao su tự nhiên và nó có những tính năng vô cùng hữu ích
Ưu điểm
Nó có bề mặt bám dính rất tốt ngay cả trong môi trường tập yoga nóng nhưng lại vô cùng thân thiện với môi trường và nó cũng rất bền mà chi phí không quá cao.
Nhược điểm
Giá cao hơn so với thảm làm từ PVC hoặc TPE
Thảm làm từ Cotton hoặc cây gai dầu
Ưu điểm
Các loại thảm làm từ Cotton hoặc cây gai dầu được 1 số người yêu thích vì chúng có khả năng thấm hút cao, dễ giặt và mềm mại khi sử dụng. Độ bám của thảm cũng khá ổn so với thảm đệm 2 lớp.
Nhược điểm
Do có độ thấm hút cao nên nó thấm mồ hôi khá nhiều và cần phải được giặt thường xuyên.
Kết cấu của thảm
Kết cấu của từng loại thảm ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn khi tập và chúng thì có rất nhiều kiểu nên bạn cần phải chắc chắn loại kết cấu đó phù hợp với mình.
Các loại thảm dính thường có kiểu kết cấu thô và dễ gây kích ứng da nhưng nó lại có ưu thế trong việc tập yoga nhiều và khó.
Nếu bạn thích thảm có bề mặt mịn thì PVC có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Nhiều công ty hiện nay cũng sản xuất một số loại thảm có bề mặt mịn nhưng vẫn thân thiện với môi trường, bạn có thể tìm hiểu thử nếu không muốn dùng thảm bằng PVC.
Độ dày phù hợp
Như đã nói ở trên, bạn sẽ cần xem xét về độ dày của thảm khi mua. Các loại cơ bản thì sẽ có độ dày khoản 3-5mm và thường dành cho người tập lâu năm. Nếu mới đi tập bạn có thể xem xét các loại dày từ 6-10mm để tập cho êm hơn.
Độ đàn hồi
Ngoài độ dày ra thì tính đàn hồi cũng cần được xem xét vì nếu dày nhưng đàn hồi kém thì nó cũng có thể làm bạn bị đau khi thực hiện các động tác quỳ hoặc chống tay.
Nếu bạn có thể dễ dàng bóp chặt tấm thảm ép sát chúng vào nhau bằng tay thì chứng tỏ nó có độ đàn hồi quá kém và nếu sử dụng có thể khiến bạn dễ bị đau.
Khả năng bám dính
Độ bám dính được đề cập đó chính là độ chống trơn và chống trượt. Độ chống trơn là khi bạn đứng trên thảm và độ chống trượt là bề mặt thảm với sàn nhà.
Để kiểm tra độ bám dính bạn có thể trải thảm ra và đẩy mạnh xem nó có trượt dễ dàng hay không.
Loại thảm có vân dạng sóng ở mặt dưới và vân chìm ở mặt trên thường cho độ bám dính tốt nhất.
Độ lồi lõm của thảm
Những tấm thảm tập yoga cao cấp làm từ TPE thì ít khi bị hiện tượng lồi lõm này nhưng nếu bạn mua các thảm tập yoga giá rẻ làm từ PVC thì cần kiểm tra xem nó có bị lồi lõm hay không. Nếu chúng bị lồi lõm thi nên đổi loại khác vì nếu để nguyên khi tập sẽ mang lại những cảm giác khó chịu.
Có phụ kiện kèm theo không?
Nếu bạn tập ở nhà thì có lẽ không cần quan tâm đến vấn đề này, nhưng nếu thường xuyên ra ngoài tập thì bạn nên xem nó có túi đựng yoga hay không. Nếu không có thì cần xem xét mua 1 cái túi đựng riêng để dễ dàng mang theo hơn.
Giá cả
Sau khi xem xét tất cả các yếu tố thì bạn cần xem lại tài chính của mình tới đâu để có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Càng nhiều tính năng như làm từ TPE, có độ bám dính cao, dày thì giá tất nhiên sẽ cao hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết trước khi mua thảm tập yoga cần nhớ. Chúc bạn chọn được tấm thảm ưng ý nhé.
Tin cùng danh mục
Tổng hợp những mẫu bàn bóng bàn mini nhập khẩu không nên bỏ lỡ
- TOP 5+ mẫu bàn bóng bàn nhập khẩu cao cấp được ưa chuộng nhất
- TOP list các mẫu bàn bóng bàn giá rẻ trong nước chất lượng nhất hiện nay
- Những cách giúp cải thiện bộ môn bóng rổ hiệu quả ai cũng nên biết
- Hiểu rõ về cấu tạo trụ bóng rổ và cách chọn dụng cụ bóng rổ phù hợp
- Kỳ nghỉ hè thú vị dành cho trẻ khi tham gia bộ môn bóng rổ
- Những cách để lựa chọn quả bóng rổ hiệu quả cần nắm vững
- Những bài tập bóng rổ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
- 6 bước cơ bản dành cho người mới chơi bóng rổ cực hiệu quả
- Bộ môn bóng rổ từ xưa đến nay phát triển như thế nào?