6 ẩn họa từ hồ bơi bạn cần biết

Ngày đăng: 11-06-2016 10:13 | Danh mục: Tập Luyện

Dưới đây là những ẩn họa từ hồ bơi bạn cần biết. Tham khảo chi tiết bài viết dưới đây:

6 Ẩn họa từ hồ bơi bạn cần quan tâm. Hồ bơi tuy được vệ sinh sạch sẽ nhưng khi hồ bơi quá tải cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh không đáng có khi bơi. Hãy bảo vệ an toàn sức khỏe của bạn và gia đình, sử dụng những đồ bơi sạch sẽ và đảm bảo chất lượng cũng sẽ giảm bớt được nguy cơ viêm nhiễm từ hồ bơi gây ra. Việc sử dụng kính bơi, mũ bơi, quần áo bơi là điều rất cần thiết. 

Bơi lội

6 ẩn họa từ hồ bơi bạn cần biết

1.Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc)

Sau khi bơi, mắt có thể bị ngứa, đỏ. Đây chính là biểu hiện của viêm kết mạc, bệnh thường do vi khuẩn gây ra. Trong thời điểm bệnh mắt đỏ dễ bùng phát là từ tháng 6 đến tháng 8, cần lưu ý đeo kính khi bơi để nước không vào mắt. Không nên dùng tay dụi mắt, chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt sau khi bơi. Trước và sau khi bơi nên nhỏ vài giọt thuốc mắt để chống viêm.

2. Bệnh viêm mũi

Bể bơi chứa rất nhiều nguồn dị ứng gây bệnh viêm mũi. Nếu dễ bị dị ứng, có thể dùng một lượng thuốc chống dị ứng thích hợp theo lời khuyên của bác sỹ trước và sau khi bơi. Sau khi bơi, nên dùng nước muối rửa mũi để giảm các kích thích từ nước hồ bơi lên niêm mạc mũi.

3. Bệnh về miệng như sưng hoặc lở loét.

Ngay cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, khoang miệng có vết thương hở càng dễ bị viêm nhiễm, dễ gây sưng lợi, hoặc lở loét khoang miệng.

Vì vậy, sau khi bơi, nên dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để súc miệng nhằm kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.

4. Viêm tai ngoài

Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài. Do đó, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai, vì hành  động đó sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn.

5. Bệnh phụ khoa

Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.

6. Khô và rụng tóc

Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Một số lưu ý khi  đi bơi :

- Trong khu vực bể bơi nên đi bộ chậm, đừng chạy.

- Nên nhớ rằng thành và đáy của bể bơi thường được làm bằng bê tông, loại vật liệu cứng. Một cú trượt hoặc ngã có thể gây đau và nguy hiểm.

- Để ý đến những vạch sơn lớn trên thành bể bơi, chúng báo cho bạn biết độ sâu của nước. Do vậy, bạn luôn phải quan sát các vạch này trước khi nhảy xuống bể. Nếu bạn mới học bơi, hãy ở chỗ nông.

- Chỉ nên nhảy ở cầu nhảy. Đừng bao giờ nhảy từ thành bể, trừ phi ban chắc chắn rằng nước ở đó đủ sâu. Nếu nước nông hơn bạn nghĩ, bạn có thể bị va vào đáy bể thì rất nguy hiểm đấy.

- Đừng nhai kẹo cao su hoặc ăn khi đang bơi, bạn có thể bị sặc.

Nguồn: Lamsao.com

Chat zalo