Quả mận - những điều bạn chưa biết?

Ngày đăng: 20-05-2020 04:21 | Danh mục: Sức khỏe dinh dưỡng
Mận là quả có vị chua, ngọt, giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do vậy được nhiều người ưa thích, nhất là phụ nữ.

Quả mận có thể ăn tươi, ép nước, làm mứt, phơi sấy khô. Mứt mận là đặc sản vùng cao phía Bắc. Cách làm mứt cũng đơn giản, mận chín mua về rửa sạch, nấu nhỏ lửa khuấy đều cho bớt nước, thắng đường cho vào sau, tỷ lệ bằng nhau. Bạn nấu mận đến khi sánh đặc lại là được.

Tính thành phần dinh dưỡng quả mận chứa 82% nước; 3,9% gluxit; 1,3 g axit hữu cơ; 28 mg canxi; 20 mg% phosphor; 0,3 mg caroten... đều là dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe.

Mận có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Sách Tuyền Châu bản thảo viết: “Lý tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, giải khát". Mận còn được xem là trái cây bổ mát, vị thuốc chữa miệng khô khát. Lá mận dùng chữa trẻ em nóng sốt cao, thủy thũng, sang thương. Nhân hạt mận dùng chữa ho đàm, đầy bụng, táo bón. Rễ mận dùng chữa tiêu khát, tiểu buốt dắt. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn từ quả mận đơn giản hiệu quả:Mận còn có tên lý tử, lý thực. Ngoài lấy quả ăn, hoa lá, cành rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, mận có vị chua ngọt tính bình, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân lợi thủy. Chúng có thể chữa chứng hư lao, nóng trong xương, âm hư nội nhiệt, miệng khô khát, tiểu tiện bất lợi.

Chữa chứng khô miệng: mận tươi 5-10 quả ép nước cho thêm ít đường, uống ít một.

Chữa bệnh lỵ: lấy vỏ thân cây mận một nắm khoảng 30-50 g sắc uống.

Chữa táo bón: nhân hạt mận 10 g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10 g, sắc uống ngày 3 lần.

Chữa đái tháo đường: quả mận tươi bỏ hạt ép nước uống ngày vài lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Sách cổ phương có ghi ăn nhiều mận quá sinh nóng bụng, hại răng, sinh đờm, mỗi lần dùng 50-60 g. Nếu quả mận có vị đắng chát hoặc nổi trên mặt nước thì không nên dùng.

 

Chat zalo