Mục lục bài viết
Những điều phải chú ý khi sử dụng máy chạy bộ điện
1. Những điều nên làm:
- Sử dụng đúng nguồn điện mà nhà sản xuất khuyến cáo
- Luôn luôn khởi động trước khi tập luyện: Khởi động trước khi bước vào luyện tập chính thức là điều bắt buộc, điều này giúp hạn chế những chấn thương trong quá trình tập luyện, giúp cơ thể làm quen với việc chuyển động trên mặt phẳng và giúp máu lưu thông.
- Chọn trang phục và giày tập thoải mái, vừa vặn: Trang phục hợp lý sẽ giúp bạn có thể tập luyện một cách tốt nhất, bộ đồ tập luyện cần đảm bảo thoải mái, thấm hút mồ hôi thông thoáng, tạo cảm giác dễ chịu. Giày chạy nên chọn loại vừa chân, không quá chặt, có đế xốp dày ở phần gót chân. Với người tập lớn tuổi, đế giày cần chọn loại có tính đàn hồi cao.
- Đặt máy ở nền đất phẳng để máy hoạt động ổn định hơn: Điều lưu ý đầu tiên là vị trí đặt máy, bạn nên đặt trên nền phẳng, ở những nơi thông thoáng, không nên đặt ngoài trời nắng mưa làm giảm độ bền của máy. Đặt máy cách xa các vật dụng khác để tránh ngã va đập vào trong khi chạy. Ngoài ra, bạn nên đặt máy chạy bộ ở vị trí có chịu tác động lực tốt, để khi vận động bạn sẽ cảm thấy chắc chắn, an toàn.
Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ điện
- Uống đủ nước khi chạy bộ: Khi vận động cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng mồ hôi, nếu bạn không bổ sung nước sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và gây ra triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Thiếu nước làm cơ bắp rối loạn, giảm khả năng sinh lực, dễ sinh ra chuột rút và hơn nữa, thật là khó tập trung đẩy máy khi mà cổ họng và miệng khô khốc.
2. Những điều không nên làm:
- Dùng chung nguồn điện của máy chạy bộ bằng điện với các loại đồ điện khác bởi có thể không đủ điện áp cho động cơ máy hoạt động, khiến máy hoạt động yếu hơn.
- Quay lưng về phía bảng điều khiển trong quá trình tập sẽ không theo dõi được các chỉ số của máy, khó điều chỉnh máy.
- Không ăn quá no: Trước khi chạy bộ, bạn nên ăn nhẹ trước buổi tập 30 phút để đảm bảo đủ năng lượng cho quá trình chạy bộ. Tránh ăn quá no gây tức bụng, khó chịu, thậm chí là nôn.
Sử dụng máy chạy bộ điện 1 cách có khoa học
- Sử dụng máy khi chưa có ý kiến của bác sĩ và không có người ở bên cạnh khi bạn mắc bệnh tim mạch.
- Không chạy quá sức: Nhiều người cho rằng việc tập luyện càng nhiều sẽ giúp bạn được giảm cân nhanh chóng hơn. Tuy nhiên không phải vậy, trong khi vận động, hơi thở gấp, hổn hển là hiện tượng tự nhiên vì mức độ thở tùy vào cường độ vận động mạnh hay yếu.
Cách bảo dưỡng máy chạy bộ điện tại nhà
Lau chùi khung máy máy chạy bộ
Bộ phận này bạn chỉ cần dùng khăn mềm khô lau chùi sạch sẽ từ phần màn hình điều khiển đến tay vịn, xuống hai bên thanh đỡ, vỏ hộp động cơ và đến hai bên vành đai máy chạy bộ. Khăn lau sử dụng trong phân đoạn này bạn có thể dùng loại khăn có kích thước to hơn để lau chùi, không dùng khăn bị ẩm ướt để vệ sinh các chi tiết này.
Bảo dưỡng máy chạy bộ
Kiểm tra ván máy chạy bộ
Bộ phận ván máy chạy bộ (bộ phận đỡ bên dưới băng tải/thảm máy chạy bộ) được làm bằng chất liệu gỗ MDF chắc chắn, tùy vào từng thương hiệu mà chất lượng và độ dày của băng chạy ra sao và cũng ảnh hưởng đến độ bền của máy chạy bộ. Thông thường, bộ phận này chỉ được thay khi ván chạy bị gãy.
Ở hai trục hai đầu trước và sau của ván chạy có hai vòng bi, bạn cũng cần tra mỡ định kỳ để cho vòng bi hoạt động trơn tru và vận hành máy chạy nhẹ nhàng hơn.
Bài viết trên vừa chia sẻ với các bạn một vài vấn đề cần lưu ý khi tập máy tập chạy bộ điện tại nhà. Các bạn nên xem qua để có thể tập luyện 1 cách hiệu quả nhất nhé!