Nguồn gốc của quả bóng đá

Ngày đăng: 02-03-2015 08:30 | Danh mục: Tư vấn Sản phẩm
Nguồn gốc của quả bóng đá xuất phát từ đâu. Bài viết này giải thích tại sao quả bóng đá lại là hình tròn và được ghép từ các mảnh hình lục giác với nhau.

Nguồn gốc của quả bóng đá


Lịch sử của quả bóng đá thì đã có ghi chép từ vài thế kỉ trước công nguyên đến tầm 200 năm sau công nguyên. Người ta nhồi các thứ linh tinh vào da động vật để làm một quả bóng và đá nó qua lại. Ghi chép cho thấy Trung Quốc, Hy Lạp, Roma và Ai Cập đều na ná nhau. Sau đấy ghi chép cho thấy là người ta bắt đầu sử dụng bàng quang lợn (pig's bladder) và nó là tiền đề cho quả bóng hơi.

 

Nhưng quả bóng đá tự chế này đó là nó không tròn, đá nó không đi đúng hướng cầu thủ muốn. Nên đến năm 1855, ông Charles Goodyear sáng chế ra quả bóng đá bằng chất liệu cao su đầu tiên bằng cách ghép các mảnh vụn lại giống như quả bóng rổ. Đến năm 1862 thì ông H.J. Lindon nào đó chế ra quả bóng cao su mà có thể thổi hơi vào được. Thế là nó tròn hơn và đá chính xác hơn. Nhưng mà nó vẫn dễ bị xì hơi và khó có thể đá hết trận bóng mà không bị hỏng.

qua bong da
Nguồn gốc của Quả bóng đá

 

Năm 1872, hiệp hội bóng đá Anh (English Football Association) đề ra các tiêu chuẩn cho một quả bóng đá. Sử dụng kích cỡ và trọng lượng chuẩn, gần giống với kích thước của quả bóng làm từ bàng quang lợn ngày xưa. Các nhà sản xuất phải làm ra một quả bóng đúng tiêu chuẩn với bóng cao su bên trong và bên ngoài được bảo vệ bởi các loại cao su, da hoặc vật liệu khác mà hiệp hội bóng đá cho phép. (cũng trong những năm này thì bóng rổ ra đời)

 

Đến những năm 1900, người ta chơi bóng đá ở khắp nơi và đòi hỏi quả bóng phải được làm chất lượng hơn để tránh bị hỏng. Các công ty làm bóng thủ công thường khâu 18 miếng lục giác lại với nhau để có 1 quả bóng tròn nhất có thể. Ở bên phải có 1 khe để nhét quả bóng cao su vào trong trước khi bơm lên. Hồi đấy nghề làm quả bóng đá là một môn thủ công mỹ nghệ :))

 

Cho đến tận khi có kì World Cup đầu tiên năm 1930 ở Argentina và Uruguay thì người ta mới nâng cấp nó lên tầm cao mới. Người ta thử nhiều vật liệu khác nhau để tăng cường độ bền cho quả bóng. Rồi là lớp bọc giữa lốp bóng (vỏ ngoài) và săm bóng (vỏ trong). Rồi là chống thấm nước. Rồi là van bơm bóng. Đến năm 1951 thì người ta chủ yếu dùng bóng màu trắng vì nó đẹp, ưa nhìn hơn. Lúc nào trời có tuyết thì dùng bóng màu da cam.

 

Đến năm 1960 thì người ta dùng nhựa tổng hợp để làm vỏ bóng đá. Chất liệu này cho cảm giác giống như bóng da nhưng bền hơn, không thấm nước và đá chính xác hơn. Sau đó số mảnh ghép của quả bóng đá được tăng lên thành 20 miếng lục giác và 12 miếng ngũ giác để làm thành một hình cầu hoàn hảo. Các miếng màu đen được ghép vào là để cầu thủ nhìn thấy và tập kiểm soát được độ xoáy của quả bóng. Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA chính thức sử dụng bóng tiêu chuẩn từ mùa World Cup 1970 ở Mexico.

 

Cho đến bây giờ thì các công ty làm quả bóng đá chuyên nghiệp đã nghiên cứu cho ra nhiều cải tiến mới để có thể cạnh tranh nhau giành được suất tài trợ bóng chính thức cho các giải đấu. Nhiều quả bóng bây giờ không còn được ghép từ các mảnh lục giác như ngày xưa nữa nhưng độ chính xác và độ bền càng ngày càng tốt hơn.

 


Chat zalo