Luật bóng chuyền mới nhất không thể không biết

Ngày đăng: 28-09-2022 02:56 | Danh mục: Tập Luyện

Luật bóng chuyền mới nhất luôn là đề tài được mọi người quan tâm hiện nay. Nhất là với những vận động viên bóng chuyền, người yêu thích bộ môn này. Chính vì vậy việc cập nhật luôn là vấn đề cấp thiết trong bộ môn này. Nếu bạn thật sự chưa nắm vững về luật chơi cũng như cách thức chơi bóng chuyền mới nhất thì hãy tham khảo nhanh bài viết dưới đây của Thể thao Kim Thành nhé.

1. Giới thiệu về bộ môn bóng chuyền 

Giới thiệu về bộ môn bóng chuyền 

Giới thiệu về bộ môn bóng chuyền 

Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới phân cách ở giữa. Tại từng trường hợp cụ thể mà phù hợp với tất cả mọi người. Mục đích để chơi là đánh bóng qua được lưới sao cho bóng chạm vào sân đối phương làm tương tự như vậy với mình. Mỗi đội cũng sẽ được chạm bóng 3 lần để có thể đưa bóng sang sân của đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc khi mà bóng chạm với sân đấu ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. Trong bộ môn bóng chuyền đội thắng mỗi pha bóng sẽ được 1 điểm đồng thời cũng sẽ giành được quyền phát bóng và được các vận động viên đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều của kim đồng hồ một vị trí.

2. Luật bóng chuyền mới nhất hiện nay

2.1. Luật về sân bãi cùng dụng cụ thi đấu bóng chuyền

- Về kích thước: Sân thi đấu có hình chữ nhật cùng kích thước là 18 x 9m, xung quanh là khu vực tự do rộng ít nhất là 3m về tất cả của mọi phía. Khoảng không tự do chính là khoảng không gian ở trên khu sân đấu không có vật cản nào ở chiều cao tối thiểu là 7m tính từ mặt sân.

- Mặt sân: phẳng, ngang bằng và cần phải đồng nhất. Màu sắc sáng, độc dốc thoát nước cho phép của mặt sân là 5mm/m. Mặt sân thường được sử dụng làm bằng gỗ, thảm sân bóng chuyền hoặc là bằng sơn thể thao chuyên nghiệp.

- Các đường ở trên sân gồm có đường biên, đường giữa sân và đường tấn công. Bề rộng của các đường trên sân là 5cm màu sáng khác với màu sân và với bất kỳ đường kẻ nào.

- Chiều dài của lưới bóng chuyền: căng ngang trên đường giữa sân, chiều cao mép trên của lưới nam là 2,43m và của nữ là 2,24m.  Chiều cao của lưới cần được đo ở giữa sân. Hai đầu lưới ở trên đường biên dọc cần phải cao bằng nhau không cao hơn chiều cao quy định là 2cm.

- Cấu tạp của lưới màu đen, dài 9,50 - 10m đan thành các mắt lưới hình vuông mỗi cạnh 10cm, viền suốt mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. 

- Cột lưới: căng giữa lưới đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc là 0,50 - 1,00m cao 2,55m có thể điều chỉnh được. Cột lưới cần tròn và nhẵn và được cố định chắc xuống đất không dùng dây cáp giữ, cấm cột lưới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm.

- Ăng ten: chính là thanh tròn dẻo đường kính 10mm dài 1,8m được làm bằng sợi thủy tinh hoặc là với chất liệu tương tự. Phần ăng ten cao hơn lưới là 80cm, sơn xen kẽ các đoạn màu tương phản nhau mỗi đoạn dài 10cm tốt nhất vẫn là màu trắng và đỏ.

 Luật về sân bãi cùng dụng cụ thi đấu bóng chuyền

Luật về sân bãi cùng dụng cụ thi đấu bóng chuyền

2.2. Quy định về thành phần tham gia trận đấu bóng chuyền

- Đội bóng:

+ Một đội gồm có tối đa 12 vận động viên, 1 huấn luyện viên trưởng, huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ.

+ Một vận động viên của đội là đội trưởng ở trên sân phải được ghi rõ trong biên bản thi đấu.

+ Chỉ các vận động viên đã đăng ký trong biên bản thì mới được phép vào sân và thi đấu.

- Trang phục:

+ Áo quần đùi và tất của đội cần phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu

+ Giày bóng chuyền mềm, nhẹ và có đế bằng cao su hoặc bằng da không có đế gót.

+ Áo vận động viên đánh số từ 1 đến 18.4.3.3.1

+ Số trước ngực cần phải cao ít nhất là 15cm và sau lưng ít nhất là 20cm.

- Những đồ vật bị cấm: Không được mang các đồ vật gây chấn thương hoặc tạo trợ để giúp vận động viên. Vận động viên có thể được mang kính cá nhân và cần phải tự chịu trách nhiệm cho việc này.

 Quy định về thành phần tham gia trận đấu bóng chuyền

Quy định về thành phần tham gia trận đấu bóng chuyền

2.3. Quy định về thể thức và thi đấu bóng chuyền

- Được 1 điểm:

+ Bóng chạm vào sân của đối phương

+ Do đội đối phương bị phạm lỗi

+ Đội đối phương bị phạt

+ Phạm lỗi khi một đội có hành động đánh sai luật hoặc là phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài cần thổi còi phạm lỗi, quyết định phạt theo luật.

+ Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì cũng sẽ bị chỉ tính lỗi đầu tiên.

+ Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi cũng sẽ bị xử hai đội cùng phạm lỗi, đánh lại pha bóng đó.

- Thắng 1 hiệp: Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng) là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất là 2 điểm. Trường hợp hòa 24 - 24 thì cần phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (26 - 24, 27 - 25...)

- Thắng 1 trận: 

+ Đội thắng một trận là đội thắng 3 hiệp

+ Trong trường hợp hòa 2 - 2 hiệp quyết thắng đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất là 2 điểm.

- Tổ chức trận đấu:

+ Bốc thăm: Trước trận đấu trọng tài thứ nhất cho bốc thăm để chọn quyền ưu tiên đội nào phát bóng trước và đội nào chọn sân ở hiệp thứ nhất. Nếu thi đấu ở hiệp thứ 5 phải tiến hành bốc thăm lại. Bốc thăm cần phải có sự có mặt của hai đội trường hai đội. Đội thắng khi bốc thăm được chọn quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng hoặc là chọn sân.

+ Khởi động: Trước trận đấu, nếu các đội được khởi động tại sân phụ thì sẽ được cùng khởi động với lưới là 6 phút, nếu không có thể là 10 phút. Nếu cả hai đội trưởng yêu cầu khởi động riêng với lưới thì thời gian cho mỗi đội khởi động là 3 hoặc là 5 phút.

Quy định về thể thức và thi đấu bóng chuyền

Quy định về thể thức và thi đấu bóng chuyền

2.4. Các hoạt động trong thi đấu bóng chuyền

- Trạng thái khi thi đấu:

+ Bóng trong cuộc được tính từ khi trọng tài thứ nhất thổi còi và cho phép phát bóng người phát đánh chạm bóng đi.

+ Bóng chết

+ Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi, không được tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài.

+ Bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu ở trên sân.

+ Bóng chạm ăng ten, cột lưới hay dây buộc lưới, phần lưới ngoài băng giới hạn.

+ Toàn bộ quả bóng bay qua với khoảng không dưới lưới.

- Động tác để chơi bóng:

+ Mỗi đội sẽ có quyền được chạm bóng khoảng 3 lần để đưa bóng sang bên của đối phương nếu quá 3 lần đội đó sẽ phạm lỗi.

+ Một vận động viên không được chạm bóng đến 2 lần liên tiếp

+ Các vận động viên va vào nhau không coi là lỗi

+ Nếu 2 vận động viên 2 đội cùng chạm giữ bóng trên lưới thì sẽ tính 2 bên cùng phạm lỗi.

+ Hỗ trợ đánh bóng trong khu thi đấu, vận động viên không được phép lợi dụng sự hỗ trợ của đồng đội hay là bất cứ vật gì để giúp bạn chạm tới bóng.

3. Những lỗi thường gặp khi thi đấu bóng chuyền

- Sai hình của tay khi tiếp xúc với bóng: Nguyên nhân là do ngón tay dơ xa về phía trước dẫn đến sai khớp. Để khắc phục thì người chơi cần tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng.

- Tay đưa ra quá sớm: Đây là lỗi cơ bản thường gặp với những người chơi mới và dẫn đến lỗi dính bóng.

- Đứng sai hướng với bóng: Chọn vị trí đón bóng là do bạn đoán sai hướng của bóng.

Những lỗi thường gặp khi thi đấu bóng chuyền

Những lỗi thường gặp khi thi đấu bóng chuyền

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về luật bóng chuyền mới nhất không thể không biết của các vận động viên, người yêu thích bộ môn bóng chuyền. Hy vọng với những thông tin hữu ích như trên sẽ giúp bạn có thể hiểu biết hơn và chơi thật tốt hơn bộ môn này.
 

Chat zalo