Phương pháp tập luyện dành cho người bị bệnh đái tháo đường

Ngày đăng: 17-12-2016 09:21 | Danh mục: Tập Luyện

Việc tập luyện thể thao đối với bệnh nhân mắc chứng bệnh đái tháo đường nên duy trì thường xuyên và đều đặn từ 4 đến 5 buổi tập/ tuần. Tham khảo bài viết dưới đây :

Nhiều người thắc mắc đối với người bị bệnh đái tháo đường nên có phương pháp tập luyện thể dục như thế nào cho đúng cách mà không gây trấn thương hay các ảnh hưởng khác tới sức khỏe.

Người bị bệnh đái tháo đường việc tập thể dục thể thao rất cần thiết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: giảm nguy cơ tim mạch, giảm béo phì, lượng đường trong máu giảm và còn một số tác dụng khác nữa. Đặc biệt nhất là giảm được nồng độ insulin nền và sau khi ăn, cải thiện sự nhạy cảm của insulin. Việc tập luyện giúp cơ thể tăng sự dẻo dai và các nhóm cơ phát triển tốt hơn.

Phương pháp tập luyện:

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà lựa cho mình một phương pháp tập luyện đúng cách nhất. Như phương pháp đi bộ trong nhà cùng máy chạy bộ điện, hay đạp xe trong nhà, nhẹ nhàng hơn là tập Yoga điều huyết tuần hoàn máu. Đối với mỗi người bệnh sử dụng bất kỳ phương pháp tập luyện nào đều cần bắt đầu từ những bài tập thể dục nhẹ nhàng sau đó mới tăng dần tần suất cũng như mức độ của chúng.

Thời gian đi bộ cùng máy chạy bộ điện trong nhà trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày, và tập luyện thường xuyên không nên cho mình thời gian nghỉ ngơi quá dài để ỉ lại sự lười vận động trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân có nhóm tuổi cao thì việc tập luyện chỉ lên tập 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thần kinh ngoại biên phương pháp tập luyện họ thay đổi một chút , sử dụng các bài tập bơi lội, tập luyện tại ghế để giảm cảm giác đau cho cơ thể. Một số bệnh nhân khác cần phải tránh các môn thể thao nặng như nâng tạ, các bài tập thể hình không tốt cho sức khỏe.

Để bước vào quá trình tập luyện tốt nhất mỗi bệnh nhân đều được khám sàng lọc để lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp nhất. Ngoài ra việc nạp vào cơ thể 1 lượng nước vừa đủ rất quan trọng đối với sức khỏe người tập tránh trường hợp mất nước trong quá trình tập luyện. Người tập không nên để huyết áp > 180mmHg trước và trong khi tập luyện. Tập nhẹ nhàng khi đường huyết >250 -270mg/dL.

Bệnh nhân đang dùng insulin nên tránh khoảng thời gian thuốc tác dụng định điểm nhất. Theo dõi sự hạ đường huyết trong vài giờ sau khi tập luyện. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hạ đường huyết nào bệnh nhân nên có sự phương án dự phòng của BS đề ra.

Dụng cụ thể thao dành cho bệnh nhân đái tháo đường tập luyện tại nhà: 

- Máy chạy bộ điện 

- Xe đạp tập trong nhà

- Thảm tập Yoga

Địa chỉ tham khảo mẫu sản phẩm tại:

ĐỊA CHỈ TẠI HÀ NỘI
84 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 043.566.8647

ĐỊA CHỈ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
441 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình

ĐỊA CHỈ TẠI HÀ NAM
Số 68, Ngõ 170, Lê Công Thanh, Phủ Lý, Hà Nam.
Điện thoại: 043.566.8647

Chat zalo