Khi nào thì không nên luyện tập thể thao

Ngày đăng: 26-08-2015 09:30 | Danh mục: Tập Luyện
Có những thời điểm chúng ta không muốn tới phòng tập và tập thể dục một chút nào, và cũng có những thời điểm mà cơ thể chúng ta dường như nói với chúng ta rằng nên nghỉ ngơi. Khi đó, hãy tự cho mình một ngày nghỉ tập.
Ai ai cũng biết tác dụng của việc luyện tập thể thao là nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng. Nhưng không hẳn lúc nào cũng vậy bởi khi bạn mỏi mệt hay căng thẳng mà cố gắng luyện tập thì không những không đạt hiệu quả mà nó khiến bạn mỏi mệt thêm. Vậy khi nào thì nên tạm dừng luyện tập thể dục thể thao. Cùng Kim Thành tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Khi bị ốm

Khi bị ốm, dù chỉ là bị cảm lạnh, tuyệt đối không tập thể dục. Việc tập thể dục có thể làm cho hệ miễn dịch phải làm việc nặng nhọc hơn và làm cho căn bệnh kéo dài thêm, và kết quả là chúng ta càng phải kiêng việc tập thể dục. Việc tập thể dục trong khi đang bị ốm còn gây ra nguy cơ bị các chấn thương, do chúng ta không thể tập trung tập luyện trong khi đang mệt mỏi và bị ốm. Do vậy, khi bị ốm, hãy tăng cường nghỉ ngơi và ăn uống khoa học để nhanh chóng phục hồi. Tuyệt đối không nên tập thể dục.
Không nên tập thể thao khi bị ốm
Những trường hợp không nên luyện tập thể dục thể thao

2. Không có đủ thời gian hồi phục

Sau khi bị ốm dậy, đừng vội vàng quay trở lại với lịch tập luyện như trước khi bị ốm. Bắt đầu tập luyện trở lại quá sớm sẽ làm cho các triệu chứng của trận ốm trở lại. Sau khi ốm dậy, nếu quyết định quay trở lại tập luyện thể dục, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, thận trọng trong ít nhất một tuần. Đừng vội vàng ép mình làm kế hoạch giảm cân mà không quan tâm đến tình trạng của cơ thể.

3. Khi quá stress và lo lắng

Có những thời điểm chúng ta không muốn tới phòng tập và tập thể dục một chút nào, và cũng có những thời điểm mà cơ thể chúng ta dường như nói với chúng ta rằng nên nghỉ ngơi. Khi đó, hãy tự cho mình một ngày nghỉ tập. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Hãy về nhà, ăn những món ăn mình ưa thích và đừng tự trách mình vì đã bỏ buổi tập. Hãy nhớ rằng việc tập luyện thể dục thể thao là sự rèn luyện về thể chất nhưng phải luôn đi đôi với sự thoải mái trong tâm trí. Khi chúng ta đang stress, lo lắng hoặc có tâm trạng không vui, tốt nhất hãy dành một ngày nghỉ ngơi, thư giãn.
Những trường hợp không nên luyện tập thể dục thể thao
Những trường hợp không nên luyện tập thể dục thể thao
>> Xem thêm bài viết:

4. Khi bị chấn thương

Dù là chấn thương ở đâu, nặng hay nhẹ thì chúng ta cũng phải hoàn toàn dừng việc tập luyện cho đến khi vết thương hoàn toàn lành lại. Nếu chúng ta quá ham tập luyện và không chịu nghỉ ngơi, một chấn thương nhỏ cũng có thể trở nên nặng hơn và làm cho tình hình tồi tệ hơn. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc huấn luyện viện khi bị chấn thương.

5. Sau một đêm vui chơi quá sức

Nếu trong đêm hôm trước chúng ta có một bữa tiệc tới khuya, ăn uống linh đình và khá mệt mỏi, thì sáng ngày hôm sau, không nên cố gắng đến phòng tập thể dục. Sau những bữa tiệc với nhiều bia, rượu, cơ thể chúng ta bị mất nước và thiếu nước trầm trọng. Chúng ta cần uống đủ nước để bù lại lượng nước mất đi này.
Đồng thời, cơ thể chúng ta cần có đủ thời gian để giải độc tố có trong lượng bia rượu chúng ta uống vào. Đôi khi, cho đến ngày hôm sau chúng ta vẫn chưa hết bị ảnh hưởng bởi lượng cồn từ đêm hôm trước. Hãy lấy ví dụ, cơ thể chúng ta cần 1 tiếng đồng hồ để đào thải lượng cồn có trong 1 đơn vị cồn, nghĩa là tương đương với 284ml bia. Vậy, nếu đêm hôm trước chúng ta uống khoảng 3 lít bia, thì có nghĩa là cơ thể chúng ta cần ít nhất 11 tiếng để giải độc chỗ cồn có trong 3 lít bia này. Do đó, sau một đêm ngủ, chúng ta vẫn chưa hết những ảnh hưởng của lượng cồn đã uống. Tốt nhất, không nên đến phòng tập để tập thể dục trong tình trạng này.

6. Khi đang có thai

Chế độ tập luyện thể dục cho những người có thai hoàn toàn khác so với những người bình thường, và có rất nhiều điểm cần được quan tâm, lưu ý. Tất nhiên, chúng ta có thể tập thể dục trong suốt thai kỳ, miễn là chúng ta cảm thấy thích thú và phù hợp với bộ môn thể dục. Nhưng mục tiêu của việc tập thể dục lúc này không phải để giảm cân hay giữ cơ thể cân đối nữa, mà là để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. Bản thân việc mang thai 9 tháng đã đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, giống như một bài thể dục lớn rồi. Nếu muốn tập thể dục trong suốt thai kỳ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ thật kỹ trước khi tập. Và chỉ nên tập sau tháng thứ 3 của thai kỳ mà thôi.

7. Ngay sau khi sinh con

Chúng ta thường đọc báo và thấy những câu chuyện về những diễn viên, người mẫu xinh đẹp, ngay sau khi sinh con đã cực khổ tập luyện để nhanh chóng lấy lại vóc dáng.  Thứ nhất, đó chỉ là những câu chuyện trên báo chí, chưa chắc đã đúng hoàn toàn với sự thật – sự thật là có thể những người đẹp đó đã áp dụng ăn kiêng, phẫu thuật,… Thứ hai, nếu những người phụ nữ đẹp và nổi tiếng đó có làm như vậy thật thì đó là việc đi ngược lại mọi nguyên tắc về chăm sóc sức khoẻ. Dù có nóng lòng lấy lại vóc dáng đến thế nào thì cũng phải sau 6 tuần chúng ta mới có thể bắt đầu tập luyện lại một cách nhẹ nhàng. Trong trường hợp sinh mổ thì phải sau 11 tuần. Hãy tập luyện dưới sự giám sát của các huấn luyện viên.
Những trường hợp không nên luyện tập thể dục thể thao

Những trường hợp không nên luyện tập thể dục thể thao
 
Dù có nóng lòng lấy lại vóc dáng đến thế nào thì cũng phải sau 6 tuần chúng ta mới có thể bắt đầu tập luyện lại một cách nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ trên máy chạy bộ hay tập bài tập yoga với bóng tập. Trong trường hợp sinh mổ thì phải sau 11 tuần

8. Khi không có động lực tập

Một điều tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại là một lời khuyên cần nhớ: khi bản thân không muốn tập thể dục, thì đừng tập. Hãy tôn trọng và lắng nghe cơ thể mình. Nếu cơ thể nhận thấy việc tập luyện là không thích thú, là mệt mỏi,… thì chúng ta nên dừng lại, xem xét lại việc tập luyện. Có thể chúng ta đã chọn sai bộ môn thể dục, hoặc luyện tập quá nặng khiến cơ thể mệt mỏi.
Hãy quan tâm đến những lưu ý trên để sức khỏe của bạn được đảm bảo nhất. Chúc các bạn có những giây phút luyện tập thể dục thể thao an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Sưu tầm
Chat zalo